Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 19, 2018

Các loại bánh phương Tây 4 – Bánh Pie và Tart

Pie và tart là cặp đôi bánh ngọt, nhắc đến pie thường không thể nhắc đến tart cùng theo sự so sánh với tart và ngược lại. Điểm tương đồng lớn nhất của 2 loại bánh này là kết cấu gồm hai phần chính: phần vỏ bánh cứng, hơi giòn, thường được tạo hình đường tròn như chiếc làn, cùng phần nhân bên trong. Có nhiều loại pie, tart với vị mặn – ngọt khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là pie và tart sử dụng nhận trái cây như: táo, việt quất, mâm xôi, cherry,… – Bánh Pie Là bánh vỏ kín, chứa nhân bên trong, tất cả gọi chung là vỏ pie. Bột cho vỏ bánh pie được chia làm 2 phần: 1 phần được cán mỏng làm đế, xếp nhân bên trong, phần còn lại cũng được cán mỏng phủ lên trên, gắn kín các mép và xiên thủng vài chỗ trên vỏ bề mặt để hơi thoát ra trong quá trình nướng. – Bánh Tart Bánh ko có vỏ, mà nướng hở phần nhân. Có thể hiểu Tart chính là 1 biến thể của pie mà ko cần 1 lớp vỏ bọc kín nhân. Tart cũng có bánh ngọt hoặc mặn. Nói chung, để phân biệt bánh Pie và bánh ...

Các loại bánh phương Tây 3 – Bánh không dùng lò nướng

Bánh không dùng lò nướng là một nhóm các loại bánh được làm chín bằng phương pháp rán trong chảo, sử dụng chất béo. Các loại phổ biến gồm: – Doughnuts (donut) Bánh ngọt hình bánh xe tròn, được làm chín bằng phương pháp rán ngập dầu. – Pancake Bánh rán chảo được làm chín bằng cách quét lớp dầu hoặc bơ mỏng lên mặt chảo. Bánh có dạng dẹt, mỏng. – Crepe Cũng gần giống như pancake nhưng được tráng mỏng hơn rất nhiều. – Waffles Dạng mỏng, dẹt và thường làm bằng khuôn riêng. – Fritters Bánh có vị ngọt, mặn tùy nguyên liệu sử dụng, hình dạng không cố định, và làm chín bằng phương pháp rán ngập dầu.

Các loại bánh phương Tây 2 – Quick bread

Quick bread ( Bánh mì nhanh ) là tên gọi chung cho các loại bánh mì không qua công đoạn ủ và lên men tự nhiên, thường là vài tiếng. Bánh mì nhanh bao gồm các loại bánh: muffins, scones, loaf bread, coffee cakes. – Muffins: Có thể là bánh mặn hoặc ngọt, có dạng hình cốc, có thể được để trong cốc giấy hoặc không cần. – Scone: Dạng hình nón, hình tam giác bẹt… – Loaf: Có dạng hình khối chữ nhật. – Coffee cake: Có thể được làm với khuôn tròn, vuông, chữ nhật… Bánh mì nhanh sử dụng các chất hóa học để thúc đẩy quá trình nở nhanh. Vì thế bánh có thời gian chế biến rất nhanh, kết cấu mềm hơn, không có độ dai như bánh mì được lên men tự nhiên

Các loại bánh Âu 1 – Bánh Mì

Người Việt Nam có thói quen gọi chung các loại bánh mì , bánh ngọt với nguyên liệu chính là bột mì, đường, sữa và được làm chín trong lò nướng là bánh Âu . Các loại bánh ngọt này có nguồn gốc từ châu Âu và sau đó là Mỹ. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn cách phân biệt các loại bánh Âu cơ bản. Tất cả những loai bánh liên quan tới thành phần nguyên liệu có chứa bột, trứng, chất béo được người phương Tây gọi chung là Pastry. Người đầu bếp làm các loại bánh này được gọi là Pastry Chef. Còn “bánh ngọt” – Cake mà người Việt thường hay gọi thực chất chỉ là một nhánh rất nhỏ trong Pastry. 1. Bánh mì – Bread: gồm 2 loại – Bánh mì thường (lean yeast bread) Nguyên liệu chủ yếu bột và nước, có thể có hoặc không có men. Vì thế mà có bánh mì ủ nở lên men, và có loại không qua qui trình này. – Bánh mì ngọt (rich yeast bread) Là những loại bánh mì ngoài bột, nước, men, có sử dụng thêm các nguyên liệu khác như đường, chất béo, sữa, cho nên bánh mì có thêm mùi vị thơm...

Nguyên liệu làm bánh – Các chất tạo ngọt nhân tạo

Các chất tạo ngọt nhân tạo được bán rộng rãi trên thị trường, tạo cảm giác ngọt, nhưng được đánh giá là kém ngon rất nhiều lần so với đường thật. Bánh ngọt sử dụng các chất tạo ngọt này thay thế đường thường thiếu đi màu nâu vàng ngon mắt đặc trưng. Bánh cũng mất đi độ mềm mại và ẩm xốp của đường. Các chất tạo ngọt nhân tạo cũng không thể caramel hóa để tạo thành lớp syrup đăng đắng thơm thơm như trong bánh flan. – Saccharine Ngọt hơn đường từ 200 – 700 lần. 1 gr Saccharine có độ ngọt tương đương ¼ cup đường. Thường được dùng để nấu nướng. Chỉ nên dùng thay thế 1/2 lượng đường trong các công thức làm bánh. – Aspartame Ngọt hơn 160 – 220 lần so với đường kính trắng. 1 gr thay thế cho ¼ cup đường. Aspartame không chịu được nhiệt. Nó sẽ bị mất vị ngọt dưới tác động của nhiệt độ. Aspartame được dùng nhiều trong các loại bánh không cần dùng nhiệt (No bake cheesecake hoặc các loại pudding) sau khi hỗn hợp đã được làm nguội. – Acesulfame potassium Ngọt hơn đường k...

Nguyên liệu làm bánh – Chất ngọt dạng si rô

Bên cạnh các loại đường tinh luyện tồn tại chủ yếu ở dạng hạt, bột thì các chất ngọt dạng si rô cũng được sử dụng nhiều trong làm bánh . Dưới đây là một số loại si rô cơ bản – Mật ong Ngọt hơn từ 25 – 50% so với đường và có mùi vị đặc trưng. Mùi và màu của mật ong khác nhau tùy theo loại hoa (mật ong hoa nhãn, mật ong bạc hà…) Trong thành phần bánh có mật ong sẽ ẩm, cấu trúc bánh ít xốp hơn. Bánh mau ngả vàng nhanh hơn là bánh dùng đường tinh luyện. – Si rô Cây thích (Maple Syrup) Được làm từ nhựa cây thích. Nhựa cây được nấu đến khi thành một dung dịch si rô sánh đặc. Loại A có màu vàng nâu, trong và mùi vị nhẹ nhàng. Loại B đặc hơn, màu tối hơn, mùi mạnh hơn, thường dùng để nấu nướng. – Mật mía Là một phụ phẩm trong quá trình chế biến đường. Mật mía chứa một hàm lượng nhỏ các vitamin B, calcium và sắt. Mật có màu nâu đậm, mùi vị mạnh, dùng để nấu nướng. – Si rô Ngô/Bắp (Corn Syrup) Được sử dụng nhiều trong làm kẹo và một số công thức bánh...

Nguyên liệu làm bánh – Đường

Thực ra phải gọi chung là Các chất tạo ngọt . Nhưng mà thôi cứ nôm na cho nó tiện. Vì vậy trong bài này Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn các loại đường thường được sử dụng trong làm bánh . Ở Việt Nam có nhiều loại đường: đường cát, đường phèn, đường thốt nốt … Nhưng không phải đường nào cũng sử dụng làm bánh được. Người Âu – Mỹ phân loại đường dựa trên màu sắc, kết cấu, độ ngọt… hoặc nguồn gốc sản xuất một cách có hệ thống. Tác dụng của đường trong làm bánh ngọt – Tạo màu sắc vàng đẹp cho vỏ bánh. – Tạo vị ngọt và mùi thơm cho bánh. – Tạo độ mềm mịn cho kết cấu bánh. – Kết hợp với chất béo để làm kem. – Đánh cùng trứng tạo sự bông mượt. – Giữ ẩm cho bánh. – Nuôi sống men. Các loại đường thường gặp – Đường tinh luyện (Đường Saccharose, Refined Granulated Sugar) Thường được gọi là đường kính. Là chế phẩm từ mía, củ cải… ép lấy nước. + Granulated sugar: cách gọi chung cho các loại đường sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. + Very...