Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 1, 2015

Ốc móng tay xào sa tế

Ốc móng tay xào sa tế không cầu kỳ nhưng những tín đồ ẩm thực khó có thể từ chối vị ngọt ngọt, dai dai của thớ thịt ốc hòa lẫn trong vị sa tế thơm nồng đầy quyến rũ. » Canh hến nấu khế chua »  Ngao xào cải bó xôi »  Bún riêu ngao NGUYÊN LIỆU - Ốc móng tay: 500 gr - Tỏi khô: 1 củ - Sả: 2 củ - Ớt bằm: 1/2 thìa cà phê - Sa tế: 1/2 thìa - Dầu ăn: 2 thìa - Gia vị: bột ngọt, hạt nêm, đường Ốc móng tay xào sa tế

Thịt xào lá mắc mật

Gió lạnh về, một đĩa thịt nạc xào lá mắc mật mang đậm hương núi rừng phương bắc sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ngày chớm đông. » Cà tím xào thịt cay »  Tai heo ngâm mắm »  Chân giò heo ngâm mắm NGUYÊN LIỆU - Thịt nạc vai: 300 gr - Mắc mật: 15 lá - Hành tím: 1 củ - Gia vị: Mắm, muối, hạt tiêu, dầu hào, dầu ăn. - Dầu ăn Thịt xào lá mắc mật

Tỉa các hoa văn cơ bản trên rau củ quả

Hoa văn cơ bản trên rau củ quả là các họa tiết đơn giản, dễ thực hiện như: hình chữ thập, hình răng cưa, hình mang cá, hình chữ M… Hoa văn: 1 – hình chữ thập; 2 – hoa mai; 3 – hình mang cá; 4 -hình răng cưa; 5 – hình chữ M Các hoa văn này tuy đơn giản, dễ thao tác, lại giúp món ăn đẹp hơn rất nhiều, ứng dụng cũng rất rộng rãi: – Món nấu: Với các khối sau khi tỉa bạn có thể dùng để nấu canh. Bạn có thể tỉa trên nhiều loại rau củ như: su hào, cà rốt, đu đủ, su su, củ cải… cho nhiều món canh khác nhau. – Món xào, muối chua: Các khối sau khi tỉa, bạn chỉ việc thái mỏng sau đó đem ngâm dấm, làm dưa món hoặc sử dụng trong các món xào, canh nấu thả, món ăn sẽ trở nên đẹp mắt và sinh động hơn rất nhiều. – Trang trí viền đĩa: Ngoài muối chua, bạn cũng có thể trần qua đề bày quanh viền đĩa các món ăn. Video Tỉa hoa văn cơ bản trên rau củ quả Video hướng dẫn tỉa Chữ thập trên cà rốt Video hướng dẫn tỉa Hoa mai trên cà rốt Video hướng dẫn tỉa Mang c...

Các bước tỉa hoa từ rau củ quả

Bài viết này chia sẻ với các bạn  Các bước tỉa hoa từ rau củ quả. – Pha khối: Cắt rau củ quả thành từng khối phù hợp với loại hoa định tỉa: hình tứ giác, ngũ giác, lục lăng, trụ tròn, hình nón cụt… Kích thước của khối phụ thuộc vào từng hoại hoa: to nhỏ, cánh dài, cánh ngắn. – Sửa khối: Các bỏ các phần nguyên liệu thừa không cần thiết, sửa khối thành hình dạng gần giống với hoa định tỉa, là bước đệm chuẩn bị tỉa cánh hoa. – Tỉ đài hoa: Một số loại hoa có đài thì sử dụng phần vỏ của nguyên liệu làm đài hoa, kích thước của đài hoa thì tùy vào từng loại hoa. Ví dụ, khi tỉa hoa hồng từ đu đủ xanh thì lấy vỏ xanh làm đài hoa, nên chọn đu đủ non, đặc ruột để có hoa tỉa tương tự với kích thước của hoa thật. – Chẻ cánh: Sử dụng dao chẻ xuống các mặt bên của khối vừa sửa. Trừ một số loại hoa có thể tỉa tiếp lớp cánh thứ 2 sau lớp đầu thì đều phải sửa lại khối để giữa các lớp cánh có khoảng cách nhất định, hoặc lớp cánh đầu và sau so le nhau. Cánh hoa thường có độ mỏng ...

Sử dụng và bảo quản hoa tỉa từ rau củ quả

Hoa tỉa từ rau củ quả thường chỉ để được vài tiếng, sau đó hoa sẽ bị mất nước và héo dần, màu sắc không còn tươi đẹp. Đối với một số loại chân tẩy (la gim) dùng để xào, nấu canh thì các bạn chỉ cần rửa sơ lại. Nếu dùng để muối chua hoặc thì rửa lại hoặc đem phơi cho hơi héo để sau khi muối món ăn giòn hơn. Để hoa tỉa được đẹp hơn, ngay sau khi tỉa các bạn nên ngâm hoa vào nước lạnh. Thao tác này giúp cho định hình cho hoa, cánh hoa cứng hơn, nếu có nhu cầu nhuộn màu thì các bạn pha luôn màu vào trong nước. Nếu để trang trí xung quanh đĩa thì nên trần qua. Còn để bày đĩa gỏi thì nên ngâm qua nước thấu. Nếu là hoa dùng để cắm trong lọ, bình thì các bạn nên ngâm qua nước có pha với phèn chua loãng. Hoa và các con giống được tỉa từ rau củ quả nói chung nên để nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, gió mạnh. Nếu bạn tỉa hoa trước để rảnh tay nấu ăn thì không nên ngâm nước vội, chỉ việc cho vào túi nilong, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi sử dụng nửa tiếng mới l...

Đùi ếch kho tương

Đùi ếch kho tương thơm ngọt, đậm đà sẽ rất thích hợp để dùng với cơm nóng, nhất là trong những ngày tiết trời se lạnh. »  Ếch rang muối lá lốt »  Đùi ếch chiên sốt nấm chua cay »  Lươn chiên giòn chấm mắm me NGUYÊN LIỆU - Đùi ếch: 300 gr - Ớt: 2 quả - Lá lốt: 50 gr - Hành lá: 20 gr - Hành tím: 1 củ - Ớt bột: 1/2 thìa cà phê - Dầu ăn - Gia vị: Tiêu, đường, dầu ăn, bột ngọt, nước tương (xì dầu)  Đùi ếch kho tương

Sách bò xào khế

Sách bò xào khế thơm lừng, giòn dai, ngọt đặc trưng của thịt bò có thể dùng làm món nhắm hoặc ăn với cơm đều rất tuyệt. »  Gân bò hầm su hào »  Thịt bò hầm khoai tây »  Thịt bò hấp bia NGUYÊN LIỆU - Sách bò: 300 gr - Khế chua: 2 quả - Hành tây: 1 củ - Rau răm: 1 mớ - Hành lá: 30 gr - Gừng - Rượu trắng - Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm - Hành khô: 1 củ - Sa tế: 1 thìa - Dầu ăn Sách bò xào khế

Tư thế và thao tác tỉa hoa

1. Yêu cầu kĩ thuật Tỉa hoa là một kĩ thuật có không hẳn là khó mà đỏi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, và rất nhiều đam mê. Kĩ thuật tỉa hoa từ rau củ quả đòi hỏi người tỉa phải: – Tỉa đều đặn + Khoảng cách giữa các cánh phải tương đối đồng đều. + Độ dày mỏng vừa phải, nếu dầy quá thì cánh hoa cứng, dễ gãy, mỏng quá thì dễ đứt, nhìn yếu ớt. + Kích thước các cánh tương đối bằng nhau. + Mặt phẳng cánh trơn, mịn, không ghồ ghề vết dao. – Tỉa khéo + Điều khiển các dụng cụ uyển chuyển, nhịp nhàng. + Nắm vững các thao tác cư bản như: lạng, lắc khối, dùng lực vừa phải. + Hoa sau khi tỉa nhìn phải gần giống với hoa thật. – Thận trọng Tỉa hoa là công việc đòi hỏi sự khéo léo, thận trọng, càng vể sau càng phải khéo và cẩn thận hơn. Vì tu càng về sau càng mỏi mắt, mỏi tay nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ để dao đi quá đà là có thể vào tay hoặc cắt phải cánh hoa, phải làm lại từ đầu. 2. Tư thế và thao tác – Tư thế: Tỉa hoa từ rau củ quả đòi hỏi t...

Dưa góp ngồng cải

Lạnh rồi, chuẩn bị có cải ngồng muối dưa.Còn ngồng cải, ngoài xào tỏi, luộc chấm với mắm trứng, hôm nay Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách làm  Dưa góp ngồng cải với một chút nhăn nhẳn đắng đặc trưng của cải với vị chua cay giòn giòn của các loại gia vị. Món ăn hứa hẹn sẽ rất hao cơm đây! »  Củ cải ngâm nước mắm »  Dưa leo ngâm mắm »  Dưa cải ngâm mắm NGUYÊN LIỆU - Ngồng cải: 3 cái - Cà rốt: 1 củ - Tỏi: 1/2 củ - Nước mắm ngon: 8 thìa - Nước lọc: 1 bát con - Đường trắng: 4 thìa - Dấm gạo: 6 thìa - Ớt: 1 - 2 quả (tùy khả năng ăn cay) Dưa góp ngồng cải

Kĩ thuật tỉa hoa: Nguyên liệu & Dụng cụ

Ăn – mặc là 2 trong số các nhu cầu cơ bản của con người. Từ chỗ chỉ mong được “ăn no – mặc ấm”, con người ta tiến dần tới chỗ “ăn ngon – mặc đẹp”, và sau đó là “ăn đẹp – mặc sang”. Theo đó một món ăn không những ngon mà còn phải đẹp: tinh tế và khéo léo trong ý tưởng và cách trình bày một món ăn. Sao cho thực khách được thưởng thức món ăn một cách trọng vẹn thông qua ngũ quan. »  Sử dụng và bảo quản hoa tỉa từ rau củ quả »  Tư thế và thao tác tỉa hoa » Kĩ thuật cắt thái cơ bản Nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả (Mỹ thuật ẩm thực) là một ngành học khó, đòi hỏi năng khiếu, đam mê cũng như thời gian đào tạo lâu dài, bài bản. Một quả dưa hấu tráng miệng, nếu dùng dao bổ làm đôi, pha làm tư, rồi cắt thành các miếng nhỏ, ăn cũng rất ngon rồi. Nhưng vỏ quả dưa được biến thành những chiếc thuyền hoa, trong chở các viên dưa hấu tròn, đỏ au, ngọt lịm sẽ giúp món ăn đẹp và ngon hơn. Cắt tỉa và trình bày món ăn cũng là một cách để người nghệ sĩ đầu bếp thể hiện tay nghề tài ...

Kĩ thuật cắt thái cơ bản

Hồi còn đi học bếp, đang thái thì đứt tay. Sư huynh ra hỏi: – Mấy ngón rồi? – 1 ngón – Chưa làm bếp được đâu ! Hôm sau lại đứt, lại câu ấy – 2 ngón – 3 ngón – 5 ngón Câu hỏi sau đó là: – Mấy vết rồi – 7 vết Một bàn tay 5 ngón, 7 vết đứt, to – nhỏ, nông – sâu, mới – củ… đủ cả. Thực ra ai đi làm bếp, lúc cầm tới dao rồi cũng đứt tay cả. Ở nhà chẳng bao giờ phải làm, hoặc  làm nhưng không yêu cầu tốc độ. Người mới đi làm bếp, đứt một ngón thì đau, khi thái cứ co ngón phải đau lại, kiểu gì cũng đứt ngón thứ 2, co 2 ngón lại càng chậm, càng khó thái, càng đứt. Tất nhiên, trống năng đánh, kèn năng thổi, cái gì cũng phải luyện. Làm bếp qua giai đoạn ai sai  gì làm nấy, qua được chân sơ chế, thì được lên đứng thớt, sử dụng dao nhiều, hết thớt sống lại đến thớt chín. Cái chân đứng thớt phải lưu ý ba điều 1. Dao sắc Dao có nhiều loại: dao chặt xương, dao chặt gà, vịt, dao bằm, dao thái to, dao thái vừa, dao bài,  dao bào, dao tỉa, xúc… Mỗi loại dao lại có ...