Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 19, 2013

Quảng cáo free !

Các bạn thân mến Trong thời gian gần đây, blog làm món ăn ngon thường hay bị spam comment. Bình thường thì 2 - 3, có bạn "nhiệt tình" hơn thì tới 6 comment. Đặc điểm chung là các comment đều giống hệt nhau về nội dung, mang nặng tính quảng cáo, kèm theo số điện thoại và chèn link. Tất nhiên những comment này tồn tại không quá 24h trên blog, bởi vì Bí Ngô vào chăm sóc blog hàng ngày. Mặt khác nhìn vào nội dung, hình thức và mức độ tối ưu (SEO) blog các bạn có thể thấy ngoài việc có nền tảng và chịu khó học hỏi về ẩm thực của Viêt Nam ra, Bí Ngô cũng là dân yêu và chơi công nghệ nữa. Bạn nào làm online marketing hoặc SEO có thể kiểm chứng điều này. Blog "món ăn ngon" thực chất Bí Ngô làm chỉ để thử nghiệm một số vấn đề về tối ưu hóa web, blog. Và cũng để thỏa mãn nỗi đam mê với ẩm thực. Mình từng bỏ hàng hải sản 2 năm trên Tây Nguyên, học nấu ăn một năm ở trường Kinh tế - Kĩ thuật phục vụ Hà Nội (số 6 - ngõ Lênh Cư, Khâm Thiên). Sau này còn học thêm v...

Thịt gà nấu cà ri

Thịt gà nấu cà ri đúng theo kiểu của người Ấn Độ thì rất cay. Để phù hợp hơn với thói quen ăn uống của người Việt chúng ta nên cho ít cay hơn, và nêm bột cà ri vừa phải để hương thơm vừa phải. »  Thịt gà vùi muối hột   »  Gà mẫu tử đoàn viên »  Thịt gà xé phay NGUYÊN LIỆU - Thịt gà làm sẵn: 600 g - Bột cà ri: 10 g - Mỡ (dầu): 100 g - Khoai tây: 400 g - Cà chua: 100 g - Dừa: 100 g - Củ sả, ớt bột, ớt tươi, hạt tiêu, hành khô, muối, mì chính, rau mùi Thịt gà nấu cà ri

Hàng Nước Cô Dần

Cô Dần là một thiếu nữ hãy còn trẻ, cứ nghe tên cô thì đủ biết (cái lối đặt tên của cổ nhân ta nghĩ cũng thẳng thắn và thực thà mang cái tuổi trong tên mình, không cần giấu giếm). Tuy vậy cô là một thiếu nữ đảm đang. Một mình cô trông nom cái cửa hàng nước ở trước chợ Đông Xuân, bên cạnh bà cô bán hàng xôi, và cũng như bà, cô bán hàng từ chín giờ tối, suốt đêm cho tới sáng. Cửa hàng của cô cũng không có gì: một vài miếng trầu, một vài phong thuốc lào, một bao thuốc lá bán lẻ, vài cái bát uống nước, như cái bát uống nước ở tất cả các hàng nước Việt Nam, đặt úp xuống mặt chõng. Nhưng hàng cô Dần có một chút đặt biệc hơn: cô không bán nước vối hay nước chè tươi. Cô bán nước chè, tôi cũng không biết chè mạn hay chè hột, chỉ biết là một thứ chè cũng dễ uống. Và có lẽ bán cho người ở đất "văn minh", nên cô bán nước chè uống sôi, dù trời rét hay trời nóng, mùa đông hay mùa hạ. Ấm chè bọc cái áo gai rất cẩn thận, dựng bên một cái hỏa lò than cũng hồng, mang một ấm n...

Thịt gà xé phay

Gà xé phay là món ăn ngon, không quá phức tạp trong phương pháp chế biến. Bí Ngô rất thích và đã có vài lần làm món này, mà cũng phải thú thật là cũng không hiểu tại sao lại gọi là xé phay nữa. Dao phay, xé phay... "phay" nghĩa là gì nhỉ? »  Thịt gà vùi muối hột   »  Thịt gà nấu cà ri »  Gà mẫu tử đoàn viên NGUYÊN LIỆU - Thịt gà sơ chế: 500 g - Giá đỗ: 100 g - Hoa chuối tây: 100 g - Hành tây: 100 g - Chanh quả, lá chanh, rau thơm, rau mùi, rau răm, ớt. - Gia vị: dấm, đường, tỏi, muối, tiêu, phèn chua, vừng trắng. Thịt gà xé phay

Bà Cụ Bán Xôi

Trong khi chợ xanh đang họp, tuy đêm khuya, mà quang cảnh cũng không thiếu phần tấp nập. Những người bán gọi thêm một số người mua, cả người bán lẫn người mua lại gọi thêm một số hàng quà. Gánh hành phở nóng trước chợ Đông Xuân lúc ba giờ đêm cũng là gánh phở ngon, có lẽ là trong không khí mát và lặng ban đêm, mùi phở thom quyến rũ người ta hơn. Rồi hàng xôi, hàng bánh cuốn nóng, hàng bánh tây chả, vân vân, cũng tụ họp nhau để lập thành cho đầy đủ một dãy quà ngon, nhiều hương vị. Nhưng các hàng quà đó chỉ có bán những buổi phiên chợ mà thôi. Ngoài ra, có một hàng quà bánh ban đêm, dù phiên chợ xanh có họp hay không. Vì trước chợ Đông Xuân bao giờ cũng lâm vào cảnh vắng lặng và tịch mịch. Bao giờ cũng có người một vài thầy đội xếp đến "tua" đi tuần đêm, một vài người thích chơi khuya, hoặc ở các rạp hát hay nhà chớp bóng về, còn vui chân lang thang mãi trên các vỉa hè Hà Nội để nghe tiếng gót giày của mình vang động; hoặc ở cao lâu ra, muốn đi hóng mát cho t...

Bắp bò hầm đậu

Bắp bò hầm đậu là một món ăn ngon trong bữa cơm gia đình hàng ngày. Món ăn này rất giàu năng lượng, cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt tốt cho những người thường xuyên phải lao động trí óc. Nguyên liệu: - Bắp bò: 1 kg - Đậu trắng: 200g , nhặt bỏ những hạt lép, ngâm mềm và luộc chín - Đậu Hà Lan: 100g - Cà rốt: 2 củ - Cà chua hộp: 1 hộp - Dừa xiêm: 1 quả - Bột năng: 2 thìa canh - Dầu điều: 1 thìa canh - Tỏi băm: 2 thìa - Rau mùi (ngò rí), rửa sạc, cắt ngắn - Gia vị: Hạt nêm, muối, tiêu, đường, dầu ăn. Cách làm: - Ướp thịt: Cho 2 thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê muối, 2 thìa canh đường, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa canh tỏi băm, 2 thìa canh dầu điều dầu vào thịt.Ướp khoảng 30 phút. - Đun nóng chảo dầu, cho tỏi băm vào phi thơm, cho thịt bò vào xào thật săn. Cho thêm cà chua hộp vào xào đều lên. Cho tiếp nước dừa vào ngập thịt, tiếp tục hầm đến khi thịt bò vừa mềm, cho cà rốt và các loại đậu vào. Nêm lại ...

Chợ Mát Ban Đêm

Ngày phiên chính thì chợ bắt đầu họp từ ba giờ khuya. Không phải là họp ở trong, nhưng là họp ở ngoài cổng, ngay giữa đường, do những người, tuy có thức hàng bán, mà có lẽ không bước chân vào chợ ngày nào. Hai ba giờ đêm, khi các đường phố của Hà Nội đã trở lại yên tĩnh và vắng lặng, sau khi cái hoạt động cuối cùng của những người đi xem hát hay đi coi chớp ảnh về, thì phía các ngoại ô, từng tốp một, các người trồng hay bán "la gim" bắt đầu đem hàng của họ vào. Những gánh hàng nặng trĩu và kẽo kẹt trên vai theo cái đưa đẩy có nhịp của buớc đi, những người ấy vội vàng và yên lặng, không nói một lời nào. Họ không có thì giờ. Có khi từ nơi cách xa Hà Nội bốn, năm cây số, họ phải rảo bước đến kịp; và cứ trông cái thân người uốn cong dưới ganh nặng, chúng ta biết ngay những người cần lao và chịu khó, quen đi với những côn việc nhọc nhằn, và nhẫn nại,ít nói trên mẩu đất. Thỉnh thỏang, vài nhà khá giả hơn tương đối mang hàng đi trên những chiếc xe tay bánh gỗ ngày ...

Bê tái chanh

Món bê tái chanh dưới đây được chế biến theo kiểu người Bắc, hơi cầu kì hơn một chút. Còn ở trong Nam thì nguyên liệu phụ thường là hành tây thái mỏng, ngò gai thái chỉ. Còn thịt bê, bò thì thái mỏng, trần sơ nước sôi sau đó bóp chung với hành tây, ngò gai, nước cốt chanh… Món này có thể dùng đãi tiệc, ăn chung với bánh phồng. Nguyên liệu: Thịt bê non: 400 g Gừng: 50 g Vừng trắng: 30 g Giềng già: 50 g Mỡ nước: 100 g Sả: 1 củ to Lá chanh, rau ngổ, rau thơm, chanh quả, khế chua, chuối chát, dứa xanh Gia vị: Đường, hạt mùi, ớt tươi, hạt tiêu, gia vị, mì chính, tương ngọt, than hoa Cách làm: Chanh bổ đôi, vắt lấy nước. Lá chanh thái chỉ. Thịt bên lọc bỏ gân sơ, pha khối thịt khoảng 200 g, ướp giềng, một chút tương, gừng, mỡ nước để 15 phút cho ngấm. Củ sả băm nhỏ, vừng rang vàng, lá chanh thái chỉ, hạt mùi rang vàng, giã nhỏ. Tương pha lẫn với gừng giã nhỏ, đường, ớt. Cho thịt vào vỉ, nướng trên than hoa, chín tái. Để thịt nguội, thái miếng...

Những Chốn Ăn Chơi

Muốn biết rõ một thành phố, không cần phải biết những lâu đài mỹ thuật, những nhà bảo tàng, những tờ báo hay những nhà văn, nhưng cần phải biết những chốn mà dân thành phố ấy ăn chơi. Ăn và chơi, phải, đó là hai điều hành động màtrong ấy người ta tỏ rõ cái tâm tình, cái linh hồn mình một cách chân thực nhất. Với lại đó không phải là hai cái hành động cốt yếu của đời ư? Trong sự ăn chơi, có cả dấu hiệu của dân thành thị, cả những tật xấu hay nết hay, những cái yếu hèn cũng những cái kiêu ngạo. Biết ăn và biết chơi, không phải là dễ dàng như người ta tưởng. Và chính bởi từ xưa đến nay, sự ăn chơi ở nước ta bị khinh miệt, bị dè bỉu, nhưng người ta vẫn cứ phải chịu theo luật lệ chặt chẽ, nên cách ăn, chơi của người mình mới luộm thuộm, và cẩu thả, và tục tằn, rồi ngược lại, có một ảnh hưởng xấu xa đến tất cả cuộc đời, cả xã hội. Ồ, nhưng mà từ nãy đến giờ tôi nói được những gì nhỉ? Thôi, vứt bỏ quách những lời bàn phiếm, những tư tưởng khó khăn ấy đi. Chúng ta hãy đ...

Tên gọi các loại thực phẩm theo vùng miền

Các bạn thân mến, tên gọi các loại thực phẩm theo vùng miền là một phần trong số các nỗ lực của Bí Ngô nhằm giúp các bạn thuận lợi hơn trong việc xem Blog và tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam. Nghệ thuật ẩm thực Việt Nam về cơ bản được chia làm 3 trường phái Bắc - Trung - Nam với 3 đại diện là Hà Nội - Huế - tp Hồ Chí Minh với rất nhiều món ăn ngon . Tuy thế việc tìm hiểu nghệ thuật nấu ăn truyền thống không hề đơn giản, bởi ngay từ khâu nguyên liệu đã có rất nhiều tên gọi kác nhau cho một loại thực phẩm, chưa nói tới phương pháp chế biến. Ngay khi viết bài cho Blog này, đôi khi Bí Ngô vẫn nhầm lẫn qua lại giữa tên goi của nguyên vật liệu, nhiều lúc đang viết thì ngừng lại tự hỏi: nên gọi theo tên nào cho các bạn tiện theo dõi. Mình viết bài này để các bạn khi đọc Blog, có chỗ nào không hiểu thì tra cứu. Lúc đầu không tránh khỏi thiếu sót, về lâu dài mình sẽ cố gắng bổ sung thêm. Các bạn nào biết thì xin để lại comment để mình bổ sung, mình rất cảm ơn, bạn nào đọc Blog có thực phẩm nà...

Cắt tỉa rau, củ, quả: Động vật ngộ nghĩnh

Xã hội càng phát triển nhu cầu của con  người càng cao, đã có lúc con người ta chỉ mong được ăn no mặc ấm. Phát triển hơn chút nữa, đời sống khá hơn người ta lại nghĩ tới chuyện ăn ngon mặc đẹp. Và đang dần tiến tới việc ăn đẹp mặc sang. Đúng thế, nhu cầu ăn uống của con người bây giờ không chỉ dừng ở mức no và ngon nữa. Người ta ăn và thưởng thức nghệ thuật tài hoa của người nghệ sĩ, không chỉ trong nấu ăn, mà còn trong cả nghệ thuật trình bày. Hôm nay Bí Ngô muốn chia sẻ với các bạn một số mẫu cắt tỉa rau, củ, quả đẹp do mình sưu tập. »  Bia hơi thời bao cấp (ảnh) »  Cắt tỉa rau củ quả: Kết hợp các hình khối lớn »  Hộp cơm trưa Nhật Bản Cá lội tung tăng Cá cà rốt Tàu ngầm đê Một chú mèo từ cam Một chú cú mèo như thật Cún con với khuôn mặt đầy biểu cảm Cún, mèo, cừu đồng ca Ếch đội hoa mướp Một chú vẹt trắng muốt từ củ cải

Vài Thứ Chuyên Môn Nữa

Chút nữa thì tôi đi hết những thứ quà đặc biệt của Hà Nội mà không nói đến cái bánh tôm nóng, đã là sở ước và thú vị của suốt một đời học sinh. Lúc bấy giờ đương là mùa rét. Gió lạnh bấc thổi vi vu qua khe cửa nhà trường, làm thâm tím môi và cóng tay vài chục cậu học trò trong lớp. Càng sung sướng biết bao khi ra ngoài cổng trường, ngồi xúm quanh cái chảo mỡ nóng của bác hàng bánh tôm bốc hơi trên ngọn lửa ... Rồi hồi hộp chờ đợi bác đong cái đĩa bột trắng, để lên trên hai ba con tôm khô, điểm thêm mấy nhát khoai thái nhỏ, và dúng vào mỡ sèo sèo ... Ruột hơi se lại trước, chúng tôi nhìn cái bánh bột vàng dần, vàng dần co tôm co lại, nhát khoai nở ra, và cái bánh hơi cong lên như nóng nảy muốn nằm ra đĩa. Một mùi thơm ngấy tỏa nhẹ lên không khí, mà chúng tôi hút một cách khoan khoái cùng với cơn gió lạnh phía Bắc về ... Chiếc kéo của bà bán hàng thoăn thoắt cắt nhỏ ra từng miếng. Chúng tôi không kịp so đũa, đã hỏi bác rót nước chấm có dấm chua và ớt bột thât cay. Và chúng...

Kem caramen mát lạnh ngày hè

Kem carame n , kem lăng, bánh flan… cũng cùng một thứ, mà chẳng hiểu sao lắm tên gọi thế. Thực ra Bí Ngô cũng võ vẽ tự giải nghĩa: gọi là kem caramen là vì khi thắng đường ngả sang màu cánh gián (đen là thành kẹo đắng nhé), người ta gọi là caramen, trong món ăn có món ấy thì gọi là kem caramen. Còn Flan là tiếng tây, đúng chuẩn; còn gọi là kem lăng có thể là gọi tắt của cái từ flan (phờ - lăng). Ti toe thế thôi, thực ra Bí Ngô dốt ngoại ngữ lắm, chuyển sang nấu ăn cho rồi. Món này ngon mà dễ làm thôi! Dùng tráng miệng, hoặc măm giữa một trưa hè nắng nóng là nhất. NGUYÊN LIỆU - Sữa đặc có đường: 1 hộp - Trứng gà: 10 quả - Đường: 50 gr - Va ni: 1 ống - Nước trắng - Hộp nhựa để chứa kem: 10 hộp CÁCH LÀM - Cho 50 gr   đường vảo chảo, để vừa lửa, khuấy đều tay, khi đường tan hết và chuyển sang màu nâu cánh gián thì dùng thìa múc vào các cốc nhựa, mỗi cốc 1 – 2 thìa cà phê. Thắng đường là khâu khó nhất khi làm caramen. Nếu thắng chưa tới thì sẽ quá ngọ...

Quà ... Tức Là Người

Chúng ta đã lần lượt điểm qua các thức quà rong ở Hà Nội, cả quà ngọt như đường mía lẫn quà nặm như muối Trương Lẫm. Tất cả những thứ quà đó chứng tỏ cái thay đổi lắm màu của sự thưởng thức của người Hà Nội, cái phong phú và cái tế nhị vô cùng. Có cả một chút ưa thích cái quá nóng, cái rờn rợn, thế nào nhỉ? Cả một chút tà hiếu nữa. Ớt thì thích ớt rất cay, cà cuống thì rất hăng, chanh thì ưa thứ chanh non cốm. Trong cái chua dấm dứt của nước bún ốc, trong cái béo ngậy ngọt của thịt lươn, trong cái vị khai nồng của sứa đỏ, biết đón hưởng cái thú mình làm ghê mình, như ăn chua với gừng, khế dấm với nước mắm, chứ không thẳng thắn, không thật thà như quà mộc mạc và giản dị các nơi làm bằng gạo mới, đỗ nành những món quà lương thiện không đánh lừa vị miệng và dạ dày. Những người của Hà Nội ba mươi sáu phố phường phức tạp hơn, và đáng yêu hơn cùng vì chỗ ấy. Ngày trước, ngày tôi còn nhỏ, đã được thưởng thức một thứ quà rong đặc biệt gọi là bánh bật cười. Gói quà phong giấy ...