Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 5, 2013

Sa lát trộn dầu dấm

Xà lách trộn dầu dấm là món ăn ngon dễ làm, rất thích hợp khi măm cùng với các món thịt nướng, thịt nguội, hoặc thịt xông khói.  Món này nguyên thủy không có trứng, nhưng sau này có rất nhiều biến thể khác nhau. Các bạn có thể mua một hộp cá sốt cà, nhỏ thôi ở siêu thị, phi hành thơm,   xào qua rồi đổ lên trên là các bạn có món xà lách trộn cá. Hoặc mua thịt xông khói, nướng sơ hoặc áp chảo rồi thái mỏng rắc lên trên. Ở đây thì mình dùng trứng luộc, nên đúng ra phải gọi là xà lách trộn dầu dấm + trứng luộc mới phải. Nhưng thôi, gọi là gì thì gọi, măm ngon là được… Nguyên liệu: Rau xà lách : 100 g Giá đỗ : 100 g Trứng : 1 quả Hành tây : 150 g Dưa chuột : 200 g Cà chua : 150 g Gia vị : Muối,   đường, dấm, ớt, tỏi, dầu ô liu Sa lát trộn dầu dấm nguyên thủy Cách làm: Các loại nguyên liệu rửa sạch, vảy ráo nước, cà chua thái lát, hành tây thái mỏng vừa. Dưa chuột bổ đôi theo chiều dọc, nạo bớt ruột thái ...

Bánh Đậu

Chắc nhiều bạn đọc còn nhớ cái thứ bánh đậu Hải Dương, đã nổi tiếng, mà ngày bé, chúng ta thường nhận được do tay bà mẹ đã đi đâu một chuyến xa về? Cái thứ bánh đậu khô, bột nhỏ như phấn, đóng hình vuông, có in dấu một hai chữ triện. Thuở nhỏ, chúng ta thích ăn thức quà ấy lắm, nhưng nếu chúng ta mắc bệnh ho, thì không khỏi lắm lúc bực mình. Miếng bánh vừa bỏ mồm chưa kịp nuốt, một cơn ho đã làm bật ra ngoài như làn khói ... Mắt chỉ còn tiếc ngẩn ngơ nhìn. Bây giờ là thứ bánh đậu Hải Dương ấy không còn nữa. Có lẽ người ta thấy cái bất tiện của bột khô cho các trẻ bé và cho các ông cụ già. Ở Hà Nội, người ta làm một thứ bánh đậu ngon hơn, đó là một thứ bánh đậu ướt, thứ bánh đậu có mỡ. Một thứ bánh để ăn trong khi uống chè tàu, cái vị béo ngọt của bánh rất ăn với cái vị đắng của nước chè. Đó là thức bánh rất hợp dùng trong lúc thưởng thức ấm chè ngon và tôi lấy làm tiếc rằng sao người ta lại không nghĩ chế ra một vài thứ bánh tương tự như thế nữa; để có đủ bánh mà ...

Nộm thập cẩm

Nộm thập cẩm , lẩu thập cẩm, xào thập cẩm, cơm chiên thập cẩm... thập không có nghĩa là mười, mà là nhiều các bạn nhé. Nghĩa là khi làm các món này các bạn có thể tùy ý thêm bớt các loại nguyên, phụ liệu. 3 – 4 – 5 cũng là thập, mà 13 – 14 – 15 cũng là thập. Vấn đề là ở khả năng, ý thích của mỗi người và hoàn cảnh cụ thể thôi. Trước mình mở hàng ăn, theo đúng công thức thì xào thập cẩm về rau thì phải có: cải xanh, cải thảo, cà rốt, nấm rơm, nấm mèo. Về hàng thịt thì phải có: thịt heo, thịt bò, gan heo, bóng, tôm, mực, cá viên. Gặp hồi khách đông thì cải xanh, cải làn, cải chíp cũng cho vào xào, rồi đến hồi, còn gì bán nấy, miễn là cân được vị là khách hàng ok. Nguyên liệu : Đu đủ, cà rốt nạo: 200 g Dưa chuột tươi: 100 g Lạc nhân: 100 g Thịt nạc mông (thăn): 100   g Giá đỗ: 100 g Giò lụa: 50 g Vừng trắng: 20 g Trứng vịt: 1 quả Chanh: 1 quả Gia vị: Muối, dấm, tỏi,   ớt, rau thơm, rau mùi, kinh giới, đường, nước   mắm. Cách làm: Đu đủ, c...

Những thứ chuyên môn

Những thứ quà đặc biệt riêng của từng vùng, ngày trước ta có nhiều Ninh Giang có bánh gai, Yên Viên có bánh giò, Lim có bánh lam, Ghềnh có bánh dài và chả nướng, Quán Gánh có bánh giầy tròn, Nam Định có bánh bàng, Hải Dương có bánh đậu ... Những thứ quà ấy nơi thì còn giữ được vị ngon như cũ, nơi thì chỉ có cái tiếng không. Người sành ăn bây giờ mỗi ngày một ít, người ưa chuộng của tốt cũng không còn có nhiều. Người ta bây giờ chỉ ham cái sự rẻ, và chỉ cần có cái mầu mỡ bên ngoài. Sự giả dối, điêu ngoa, và luộm thuộm, thay thế cho sự thật thà, cẩn thận. Không cứ gì trong các thức ăn, cả đến những sản phẩm khác cũng vậy. Nhà đạo đức thì lấy thế làm lo riêng cho cái tinh thần của nước nhà, nhưng người sành ăn thì lo riêng cho cái vị ngon của những thức quà đáng quý. Cái nọ không phải là không có liên lạc đến cái kia: biết ăn, tức đã là một điều tiến bộ lớn trong các điều tiến bộ, nếu không phải là trong hàng những điều quan trọng nhất. Những ý nghĩ về thế đạo trên n...

Nộm hoa chuối

Nộm hoa chuối là một món ăn mang đặc trưng miền Bắc, với những nguyên liệu “vườn nhà”. Ấy là nói vui theo cách của mấy bác nhà văn, chứ ở thời buổi tấc đất – tấc vàng này còn mấy nhà có vườn để mà trồng rau. Ngay như câu: “Rau La – Húng Láng”,  hàng ngày Bí Ngô đi làm đi học, cả Láng Trung – Láng Thượng – Láng Hạ, tới đường La Thành, chỉ thấy nhà cao tầng, chẳng nổi 1 cm trồng rau. Nói lòng vòng mãi thôi thì chốt lại là cái món nộm hoa chuối ấy – nó dân dã lắm ! Nguyên liệu Hoa chuối tây: 200 g Hành tây: 50 g Vừng: 20 g Thịt nạc vai: 100 g Giá đỗ: 100 g Tai lợn: 50 g Lạc rang: 50 g Chanh: 1 quả   Cách làm: Hoa chuối sơ chế  sạch, thái mỏng, ngâm nước có pha dấm, ngâm 15 phút vớt ra để ráo. Tai lợn sơ chế, luộc chín, thái mỏng ướp tiêu, muối, lá chanh, nước cốt chanh. Thịt nạc vai luộc chín, thái chỉ, ướp hạt tiêu, muối. Lạc, vừng rang vàng, xát vỏ, giã dập. Ớt bỏ hạt, băm nhỏ. Giá đỗ rửa sạch. Cho hoa chuối, giá đỗ, ½ thịt, tai lợn vào liễn rướ...

Còn Quà Hà Nội

Trong một bài trước, tôi đã nói đến thứ bánh cuốn Thanh Trì, là thứ quà Hà Nội. Nhưng đây là thứ bánh không nhân, tuy cũng gọi là bánh cuốn, mà không cuốn gì hết. Hà Nội còn thứ bánh cuốn khác nữa, mấy lần bánh mỏng lấy nhiều vị làm nhân mà gần đây được người hàng phố hoan nghênh đặc biệt. Chắc nhiều người còn nhớ hương vị của những chiếc bánh cuốn "hai mươi bốn gian". Thuở ấy, Hai mươi bốn gian còn là một xóm thịnh vượng của cô đầu, mà sự hoạt động vui vẻ còn kéo dài mãi đến đêm khuya. Trước cửa những nhà hát ấy, về phía bên này đường xe điện, có một chiếc nhà lá bé con, ẩn núp dưới bóng cây xoan xanh tốt. Trong cái nhà nghèo nàn ấy tự mười hai giờ đêm cho tới sáng, một bà già và hai cháu nhỏ cúi mình trên một cái nồi con bí mật làm ra những chiếc bánh cuốn nóng sốt và ngon lành. Khách chơi đêm khi lách nhìn qua cửa liếp vào, đã ngửi thấy mùi hành thơm phi mỡ, và trông thấy làn khói trắng bốc lên ở chiếc nồi. Của đáng tội, bành cuốn của bà cụ, cứ kể về ...

Thịt lợn kho tàu

Thịt lợn kho tàu thích hợp ăn vào mùa đông, cùng với cơm nóng. Nhưng thỉnh thoảng hứng chí, Bí  Ngô vẫn làm, kể ra thịt lợn kho tàu ăn với canh cua, cơm chỉ ấm hoặc nguội cũng ngon như thường. »  Th ịt kho tr ứng chim c út »  Thịt ba chỉ kho dừa  NGUYÊN LIỆU - Thịt sấn mông (hoặc vai): 500 gr - Đường phèn (mật) 50 gr - Rượu trắng: 1 thìa canh - Húng lìu ( hoặc ngũ vị hương): 1 gói khoảng 10 gr - Hành khô: 1 củ - Hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, hạt tiêu xay, nước hàng. Thịt lợn kho tàu

Bún Sườn Và Canh Bún

Lại một vị khác hẳn, ấy là hai thứ bún sườn và canh bún. Bún sườn thì hiền lành thôi, về sắc sảo chẳng có gì. Cứ quý hồ nước cho ngọt, bún cho dẻo là được rồi. Người ta ăn bún sườn như đọc những tiểu thuyết ngon ngọt, thích thôi chứ không dám mê. Không có người ghét nhưng cũng không có người tha thiết quá. Cái gì cũng ở nửa chừng. Canh bún thì cao hơn một bậc vì có rau cần, sánh và gắt, và nhất là có cá rô con, lạng từng miếng một, cũng có nơi nấu với cải, nhưng không ngon bằng. Thịt rô ấy đem lại cho thức ăn một vị đậm ngọt khác thường, không hiền lành, bởi vì chỉ ngon trong một độ nào đó, khiến người ăn có cái cảm tưởng đi gần một vị ghê lợm ở đầu này và ở đầu kia, và bởi thế, càng khiến cho thức quà ngon hơn, có cái ngon của sự chênh vênh và lo sợ ... Thực vậy; canh bún để nguội thì tanh mà đun già nóng quá thì nồng ruỗng. Ấy chỉ lúc nóng vừa đổ miệng, ăn phải xuýt xoa. Và người ta cho hồ tiêu vào, để thêm cái cay nóng có mực thước. >>> Còn quà Hà Nội ...

Bổ Khuyết

Tôi đã toan chấm hết cái bài nói về quà bún, thì một bà hẳn cũng là một người sành ăn đến trách rằng: Anh nói đến quà bún mà không quên nói đến quà bún bung thì hẳn ra là một sự bất công. Vì bún bung là một thứ quà ngon lắm, mà lại là một món quà rất Việt Nam. Tôi biểu đồng tình, và vội vàng bổ vào chỗ khuyết điểm ấy, để khỏi phụ lòng những bà sành ăn bún, và khỏi phụ công những cô hàng sớm gánh nồi bún nóng đi rao khắp phố phường. Tôi còn nhớ rõ trên đầu lưỡi, tê như một lượt rùng mình nhẹ, cái vị đậm ngọt và hơi ngưa ngứa của những miếng dọc sơn hà. Cái thứ rau này, sao mà đi với bún hay thế! Tựa như trời sinh ra để nấu bún, và cái hòa hợp dịu dàng không ở đâu là không có, trong một tác phẩm văn chương cũng giống như trong một nồi bung nấu khéo. Cây sơn hà (cây mùng) vốn là những giống tựa như cây khoai mà lá to, cù thì nhỏ và tròn như quả trứng, luộc lên ăn cũng ngon. Dọc cây, người ta tước vỏ và chẻ nhỏ, nấu kỹ cho rõ nhừ. Một vài miếng đầu mẩu sườn để lấy nướng ngọt,...

Sườn bung

Dọc mùng là một loại rau ăn thân, ngon nhưng chế biến hơi khó vì làm không kĩ có thể bị ngứa khi ăn. Dọc mùng thường được thả và các loại lẩu chua, nấu sườn, hoặc nấu với cá. Khi sơ chế dọc mùng các bạn nhớ đi găng tay, sau khi thái vát, xóc với muối thì các bạn vắt kĩ một chút để khi ăn khỏi bị ngứa nhé. »  Bún chả giò »  Bún thịt luộc chấm mắm nêm »  Bún đậu mắm tôm NGUYÊN LIỆU Sườn lợn: 500 g Dọc mùng: 200 g Cà chua: 100 g Mùi tàu: 20 g Mẻ ngấu: 100 g Hành hoa: 20 g Ớt tươi: 2 quả Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, hành hoa, ớt.   CÁCH LÀM - Sườn lợn rửa sạch, dọc 2 dẻ một, chặt dài 4 cm, đổ nước vào đun sôi, hớt bỏ bọt, đun sôi nhỏ lửa. - Mẻ lọc lấy nước đặc - Dọc mùng tước vỏ, thái vát, bóp muối, rửa sạch, vắt  ráo nước, ướp với nước nghệ có pha mẻ. - Cà chua bổ múi cau. - Hành hoa cắt khúc 2 cm, mùi tàu thái nhỏ. - Khi sườn chín cho  nước  nghệ, nước mẻ, nêm nước mắm, muối, mì chính và ăn,...

Phụ Thêm Vào Phở

Nói về phở, tôi còn quên không nhắc tới những sự thay đổi mới đây ở cái quà đặc biệt đó. Nghĩ rằng thay đổi là tiến bộ, có người đã bỏ phở cũ là vị phở gà. Nhưng sự cải cách ấy hình như không được hoan nghênh. Có người khác rụt rè hơn, chỉ thay đổi một vài thứ gia vị người thì thêm vị húng lìu (như gánh phở phố Mới hồi năm 1928), kẻ thì thêm dầu vừng và đậu phụ. Họ mệnh danh cái phở như thế là phở cải lương. Như cái thứ phở thực cũng như bản tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng bét. Có chăng muốn cải cách thì để nguyên vị, mà cách làm tinh vi hơn lên. Cái nội dung và thể tài vẫn cũ, mà tinh thần thì ngày một sắc sảo thêm vào. Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa. >>> Bổ Khuyết <<< Còn quà Hà Nội

Sườn xào chua ngọt

Thật, đôi khi Bí Ngô cũng chẳng hiểu nổi ẩm thực nữa, cùng là món sườn chua ngọt , đảo trong sốt thì gọi là sườn xào chua ngọt, bày ra đĩa rồi dội sốt lên thì thành sườn sốt chua ngọt. Mà thôi, nghĩ nhiều mà làm gì, đường nào cũng vào mồm, cũng ngon cả! »  Thăn lợn xào chua ngọt »  Cà chua nhồi thịt rán NGUYÊN LIỆU - Sườn lợn: 500 g - Cà chua: 3 quả vừa, thái nhỏ - Tương ớt: 1 thìa canh - Dấm gạo: 2 thìa canh - Hành hoa: 2 cây, rửa sạch, cắt khúc ngắn. - Dầu ăn: 100 ml - Tỏi khô: 1 củ, bóc vỏ, đập dập - Đường: 10 g - Bộ đao: nửa thìa canh. - Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, dấm, rau mùi. Sườn xào chua ngọt

Vẫn Quà Hà Nội

Kể về các thứ quà mặn, thì Hà Nội còn nhiều: nào bún riêu, bún chả, thang cuốn, nem chua, nào miến lươn và bún ốc. Mỗi thứ, tất nhiên có một vị riêng, và cả đến mỗi hàng, lại cũng có cái ngon riêng nữa. Tôi thích nhất cô hàng bún ốc, không phải vì món hàng cô tôi thích ăn xin thú thật rằng tôi sợ các bác ốc lắm nhưng tôi thích nhìn người ta ăn, vì nghe thức quà của cô là cái điểm không thể thiếu được của một cảnh bình dân hoạt động trong các ngõ con và trên các bờ hè. Người ta xúm lại ăn quà bún ốc một cách mới ngon lành làm sao! Có ai buổi trưa hay buổi đêm khuya, đi qua các nhà cô đào, và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến đâu không? Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phần và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt, và khiến đôi khi rõ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình. Cô hàng ốc có một cái dụng cụ, một đầu là búa, một đầu là dùi nhọn. Một cái gõ nhẹ, và một cái trở tay, là con ốc nguyên cả ruột đã gọn...

Cà chua nhồi thịt rán

Cà chua nhồi thịt rán tuy không thuộc hàng đỉnh đỉnh đại danh nhưng ăn khá ngon, nhất là thịt lợn sau khi đã chế biến đủ kiểu thì đem nhồi vào cà chua rán, dội sốt thì kể cũng thú vị. »  Thăn lợn xào chua ngọt »  Dồi trường xào cải chua »  Cật heo cháy tỏi NGUYÊN LIỆU - Thịt nạc vai: 200 g, xay nhuyễn - Mỡ nước: 100 g - Cà chua chín: 500 g (5 -7 quả) - Mộc nhĩ : 10 g - Hành hoa : 30 g - Gia vị : Nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, rau mùi. Cà chua nhồi thịt rán

Quà Hà Nội

Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút "quà Hà Nội" là của mong đợi, và tỏ được lòng quý hóa của người cho. Con cháu ngày giỗ ky đưa về dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và chồng đi làm Nhà nước ngày nghỉ mua tặng cho cô vợ mới cưới ... Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi các vị sành và trang nhã của băm sáu phố phường. Hàng Quà Rong Người Hà Nội, ăn thì ngày nào cũng ăn, nhưng thường không để ý. Nếu chúng ta về ở tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà ở Hà Nội ngon là chừng nào. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi. Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau; ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy, mới là người sành ăn. Tang tảng sán...