Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 2, 2013

Bao tử heo tiềm tiêu xanh

Bao tử heo tiềm tiêu xanh là một trong những món tâm đắc nhất của Bí Ngô khi còn lang thang đất Sài Thành. Nói chung mình “kết” món này, nhưng với giá bao tử hiện nay thì món này chỉ có thể ăn chơi, chứ không thể “ăn cho đã”. Món này có mùi thơm của tiêu – gừng – rượu hòa quyện. Bạn nào tinh có thể cảm nhận được cả mùi thịt chín rất đặc trưng. Nguyên liệu: - Bao tử heo: 1 cái (0,7 – 0,8 kg) chọn cái dầy - Tiêu xanh: 50 g - Tiêu sọ: 20 g - Củ cải: 0,5 kg - Rau mùng tơi: 0,5 kg - Nước dùng: 500 ml - Gừng: 1 củ - Rượu trắng; 2 thìa Gia vị: mì chính, tiêu, đường. Thực hiện: - Bao tử heo lộn mặt trong ra ngoài, xát muối thật nhiều, rửa kỹ cho hết nhớt. - Nấu sôi giấm, cho gừng + rượu vào, cho bao tử vào luộc 2 phút trên lửa lớn.   - Vớt bao tử ra, xả trong nước lạnh, dùng dao cạo sạch, rửa kỹ, để ráo. - Tiêu xanh và tiêu sọ đập dập, gừng đập dập, cho vào trong thố, cho bao tử lên, đổ ngập nước. Nêm vào ½ thìa bột ngọt, 1 thìa cà phê muố...

Thịt ba chỉ kho dừa

Thịt kho dừa trong kí ức của Bí Ngô không hẳn là một món ăn ngon . Khi còn bé, lúc ấy nhiều gia đình không đủ ăn, nhà Bí Ngô cũng vậy. Mẹ thường kho thịt, cá với các thức khác như: dưa, dừa, củ cải… và nhường thịt cho các con. Ngày ấy mình chưa hiểu chuyện, chỉ thích ăn thịt, cá, và ghét mọi thứ kho cùng. Và thường ghét cả đồ kho, vì chúng thường mặn, phải ăn dè.  Bây giờ lớn lên, đi làm, điều kiện sống khá hơn nhiều, không thấy thèm thịt như ngày xưa, cũng chẳng mấy khi kho thịt với dừa nữa. Đôi khi nhìn thấy hoặc có nếm một miếng được kho lẫn với thịt ở đâu đó, cũng chỉ là để nhớ về một điều gì đã qua.  ...về một khoảnh khắc mà mắt mẹ ướt nhưng con chưa đủ lớn để nhận ra... Nguyên liệu: Thịt lợn: 400 g chọn phần ba chỉ. Dừa tươi: 1 quả Rau mùi, ớt sừng Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu xay. Cách làm: - Dừa lấy nước, sau đó đập vỡ phần sọ cứng, dùng thìa cứng lách lấy cùi dừa, thái miếng mỏng, vừa ăn.  - Rau mùi bỏ gốc, rửa sạch, để ...

Bia hơi thời bao cấp (ảnh)

Bia hơi có lẽ là một trong những thức uống phổ biến nhất thế giới. Từ Á sang Âu, từ thanh niên tới người già, từ trong nhà tới vỉa hè... ở đâu người ta cũng có thể uống bia. Ở Việt Nam, bia cũng có lịch sử hơn một trăm năm. Vào năm 1890, nhà máy bia đầu tiên chỉ đạt công suất 150 lít / ngàỳ. Lúc đầu người ta không hiểu cái đồ uống khai khái ấy ngon lành gì mà có người thích. Nhưng chỉ vài chục năm sau bia đã trở thành đồ uống được ưa chuộng ở nhiều vùng. »  Nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả: Bình, lẵng, hộp bí ngô »  Món ăn ngon từ của quí »  Nghệ thuật cắt tỉa Thời bao cấp, bia cũng phân phối, để uống được cốc bia phải xếp hàng. Uống xong một cốc lại quay lại cuối hàng xếp từ đầu để được uống cốc thứ hai. Nói như vậy để thấy cái nghiệp ăn uống của các bậc tiền bối ngày xưa quả cũng lắm gian nan! Bí Ngô xin phép được chia sẻ với các bạn một số hình ảnh sưu tập được về bia hơi thời bao cấp và quán ăn bình dân, vỉa hè thời đó: Chỉ ba hào một cốc Nh...

Bia hơi thời bao cấp.

Em bán bia ơi em bán bia Nhìn em nước mắt bỗng đầm đìa Tình em cũng giống bia em rót Chỉ thấy bọt thôi chẳng thấy bia Này "cô em" đong bia có hơi điêu tay của ngày ấy, bây giờ em ở đâu? Thời bao cấp quý nhất là lấy được vợ làm nghề bán gạo hoặc bán thực phẩm, nhưng sang nhất là yêu được cô bán bia. Hàng bia nơi Hàng Pháo là nơi quần long tụ hội, quần ngư tranh thực, là nơi quần chúng tranh ẩm. Nó luôn nghìn nghịt đông, mua được bia mà không phải xếp hàng là điều khác thường, còn có được bia mà không có đồ kèm theo thì đúng thật là phi thường. Nhìn tổng thể cả quán, bàn nào bàn nấy giữa lác đác vài cốc bia là ngồn ngộn đen sì thịt bò xào bánh phở (cứ một cốc lại một đĩa kèm). Đấy là còn may, chứ có hôm là cơm rang, là cháo lòng, là bíp tết thịt trâu ế từ buổi sáng. Dân chơi sành điệu của Hàng Pháo là ba bốn thanh niên tóc dài nhiều gầu, mặt mũi vươn cao đốt thuốc phì phèo tỏa khói lên trên mặt bàn xâm xấp khoảng chục cốc bia và xung quanh chỉ trịnh thượng cô đơn m...

Thăn lợn xào chua ngọt

Thăn lợn xào chua ngọt là một món ăn ngon dễ làm, thường được dùng chung với cơm. Thịt lợn mềm – ngọt, ngấm đều gia vị, kích thích vị giác. Nguyên liệu: Thịt lợn thăn: 400 g Sốt cà chua: 2 thìa to Tỏi băm: 1 củ Hành lá: 3 cọng, thái nhỏ Dấm trắng: 2 thìa Đường: 2 thìa Bột chiên: 0,1 kg Mì chính, hạt nêm, tiêu Cách làm: - Thăn lợn thái miếng mỏng, ướp với ½ thìa mì chính, 1thìa cà phê hạt nêm, tiêu, để 15 phút cho ngấm gia vị. Lăn thịt qua bột chiên, để bột bám một lớp mỏng bên ngoài thịt. - Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt vào chiên trong khoảng 2 phút. Đến khi thịt chín, hơi vàng thì lấy ra.  - Đổ bớt dầu ra, cho tỏi vào phi vàng, cho sốt cà chua vào, thêm chút nước trắng, đun sôi. - Cho tiếp dấm, hạt nêm, đường, khuấy đều. Nêm vừa chua mặn ngọt. - Cho thịt vừa chiên vào sốt, để lửa vừa trong vài phút cho thịt ngấm sốt, cho hành lá vào, múc ra đĩa sâu lòng, rắc tiêu, ăn nóng. Chú ý: Sau khi chiên các bạn nên xếp thịt ra kha...

Thương nhớ Mười Hai

"Thương nhớ mười hai"không chỉ là mười hai tháng trong một năm với trời cây mây nước, với biết bao phong tục tập quán, bao thói quen từ dân dã tới thanh tao của người Bắc Việt (*) (đôi khi cũng xen lẫn cả miền Nam), mà còn là cả tâm tình thương nhớ của một người chồng dành cho người vợ thất lạc xa xôi. Mà người chồng lại là một kẻ hư hỏng sa đà được quay trở lại nhờ sự tận tình thương yêu của vợ. Vũ Bằng thật khéo lồng ghép giữa tâm tư tình cảm bản thân, gia đình và thời tiết khí hậu, cái ăn cái mặc... Tự ngôn Tháng Giêng: Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt Tháng Hai: Tương Tư Hoa đào Tháng Ba: Rét Nàng Bân Tháng Tư: mơ đi tắm suối Mường Tháng Năm: nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng Tháng Sáu: thèm nhãn Hưng Yên Tháng Bảy: ngày rằm xá tội vong nhân Tháng Tám: Ngô Đồng Nhất Diệp Thiên Hạ Cộng Tri Thu Tháng Chín: gạo mới chim ngói Tháng Mười: Nhớ gió bấc mưa phùn Tháng Mười một: Thương về những ngày nhể bọng con rận rồng Tháng chạp: Nhớ ơi chợ tết Tết: Hỡi cô ...

Tết: Hỡi cô mặc cái yếm xanh…

Nhưng tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế? Kíêng theo tập tục? Kiêng vì mê tín? Hay kiêng như thế thì có may mắn thực? Tôi không biết. Chỉ thấy rằng ông bà tôi kiêng, rồi cha mẹ tôi kiêng thì đến tôi, tôi cũng cứ theo thế mà kiêng luôn. Và tôi chắc rằng con tôi, cháu tôi, có thể có óc khoa học hơn tôi, nhưng rồi cũng cứ sẽ kiêng như thế.  Lúc ấy, lễ giao thừa đến xong rồi. Giấc ngủ lúc hai ba giờ về sáng ngon lành hơn cả bao giờ. Gặp ngày thường thì năm giờ sáng đã có người đi lại ở ngoài đường rộn rã, nhưng sáng ngày mồng một tết, người ta ngủ muộn mà không sợ ai khinh động giấc ngủ của mình. Bảy giờ, và có khi hơn bảy giờ mới dậy. Nằm ở trên giường mở mắt nhìn thì thấy cả cái nhà mình mới hẳn ra, cửa vẫn đóng kín mà lại sáng như cái động. Thì ra đèn nến ở trên các bàn thờ để suốt đêm không tắt, nhang vòng vẫn cháy đưa ra một mùi thơm ngạt ngào hoà với hương hoa, hoà với gió đàn của những cánh đồng bao la lùa qua cửa sổ, hoà vớ...

Tháng chạp - Nhớ ơi chợ tết

Đáng lí ra thì công lên việc xuống như thế, vợ phải mệt đừ, nhưng tài thực, không những đã chẳng sao mà lại còn tươi hẳn lên là khác. Ấy là vì làm việc nhiều mà quên mệt? Ấy là vì thời tiết? Ấy là vì thương chồng, thương con mà không quản ngại vất vả chăng? Đã đành là vào cữ tháng chạp ở Bắc Việt người ta thấy trong người khoẻ mạnh hơn cả những tháng vừa qua; đã đành có khi lòng yêu thương làm cho người ta quên mọi nỗi buồn phiền cực khổ khi thấy những người thân yêu của mình vui sướng; đã đành là có nhiều khi ham mê công việc quá mà quên mệt mỏi; nhưng bao nhiêu cái đó chưa thấm vào đâu với cái vui của người đàn bà khi thấy năm hết tết đến, nhà cửa bình an, vui vẻ mà trong mình lại có một số tiền dành dụm được từ trong năm, tạm đủ để mua bán cho bằng chị bằng em hầu ăn một cái tết không to nhưng cũng không lúi xùi. Năm nào chồng cũng bảo vợ: - Thôi nhé, năm nay ăn thế nào xong thôi, chớ bày vẽ ra lắm chỉ tổ ốm người, em ạ. Và năm nào vợ cũng trả lời: - Thì nào có sắm sửa gì...