Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 26, 2013

Cháo gỏi vịt

Cháo vịt và gỏi vịt là 2 món khác nhau, nhưng thường được gọi chung là cháo gỏi vịt ; do ở trong Nam thường được dùng chung với nhau, cũng như ở ngoài Bắc, tiết canh và cháo lòng khó có thể tách rời nhau. Có một điểm thú vị là: trong khi ở ngoài Bắc, vào những ngày hè nắng nóng, buổi sáng nười ta thích giải nhiệt bằng một bát tiết canh mát rượi, sau đó làm thêm tô cháo nữa là “vững lòng”. Thì ở trong Nam cứ tầm 4 – 5 giờ chiều trở đi các quán cháo gỏi vịt lại đông khách. Một đĩa gỏi vịt chua chua, giòn giòn, thanh mát giúp quên đi cái nóng, cuối cùng kết thúc cũng bằng một tô cháo ngọt lừ, quyến rũ. »  Cháo lươn môn »  Cháo lươn »  Cháo cá miền Bắc NGUYÊN LIỆU - V ịt : 1 con khoảng 3 kg - Bắp cải: 1 cây (khoảng 0,5 kg) - Giá đỗ: 0,5 kg - Chuối bào: 0,1 kg - Hành tây: 1 củ to - Rau răm: 0,1 kg - Hành lá: 0,1 kg - Gạo: 1 bát - Gừng: 1 củ - Hành tím: 3 củ - Rau mùi: 1 nắm - Mỡ tỏi: - Muối, Tiêu, Đường, Nước Mắm, Ớt CÁCH LÀM ...

Những Chiếc Ấm Đất

Bóng nắng gần tới đỉnh đầu. Sư cụ chùa Đồi Mai thủng thẳng trở về trai phòng. Nhà sư già gỡ chiếc nón tu lờ, sắp ngồi vào thụ trai thì có tiếng con trẻ gọi ở ngoài cổng chùa. Một chú tiểu lễ phép bước lên tam cấp: - Bạch cụ, có người con trai cụ Sáu xin vào. - Vậy chú vẫn đóng cửa chùa đó à? Chú ra mở mau không có người ta phải đứng nắng lâu. Cổng nhà chùa bao giờ cũng nên để ngỏ. Từ giờ chú nên nhớ: sáng sớm tụng kinh nhật tụng và thỉnh chuông xong là phải mở rộng cửa chùa và tối đến, lúc nào học xong kệ thì mới đóng. Kẻo nữa khách thập phương họ kêu đấy. Tiểu ra được một lát thì một người con trai trạc mười bảy tuổi xúng xính trong chiếc áo dài thâm, chân xéo lấm, tay bưng cái khay tiến vào tăng xá, vái sư cụ: - Bạch cụ, thầy con cho con mang xuống biếu cụ bình trà đầu xuân. Và xin phép cụ cho ra giếng chùa nhà gánh một gánh nước. Nhà sư già đã quen với những việc biếu và xin mượn này ở dưới cụ Sáu, khẽ cất tiếng cười. Trên khuôn mặt khô xác, nụ cười không có gì ...

Vịt nấu chao

Chao (đậu hũ lên men) là một món ăn phổ biến của các vị tu hành. Trong dân gian, chao được dùng để làm nước chấm, tẩm ướp... tạo nên nhiều món ăn ngon . Chao giống như sầu riêng, rau dấp cá, ai không quen ăn thì thấy khó chịu. Ai đã ăn quen là thành nghiện, lâu không ăn thì thấy khó chịu trong người. Nhiều người thích ăn chao cục (càng nặng mùi càng tốt) với cơm nóng. Nhớ ngày trước, lúc ấy Bí Ngô còn "lang thang" đất Sài Gòn, làm trong quán ăn của sư phụ. Có một quản lý, cả quán quen gọi lạ cô Năm. Trời ơi, bả đúng là dân miền Tây thứ thiệt luôn. Trong nhà hàng thiếu chi thức ăn ngon mà bà ấy chỉ khoái mấy món như: mắm chưng, hột vịt luộc và chao. Thỉnh thoảng lại vác bát vào bếp xin chao, lại phải chọn lọ nào mà chao nổi hết lên mới ăn. Cứ thấy xin hai cục, ra đánh bay bát cơm xong lại vào xới cơm, xin hai cục khác. Thấy bả ăn ngon muốn chết, mà mình chịu. Chỉ ăn được chao đã pha và qua chế biến, như món vịt nấu chao này chẳng hạn. »  Vịt om sấu ...

Hương cuội

Đứa cháu đích tôn và lũ cháu ngoại đang loay hoay ngoài sân với những đồ đồng ngũ sự lổng chổng trên đám trấu và tro đẫm nước. Ông chúng, cụ Kép làng Mọc, cũng đang loay hoay với mấy chục chậu lan xếp thành hàng dưới giàn thiên lý. Trái với thời tiết, buổi chiều cuối năm gió nồm thổi nhiều. Cơn gió nồm thổi nhẹ, như muốn nhạo cái ông già kia mặc cả một tấm áo trấn thủ bằng lông cừu trắng. Trời nồm nực, bức đến tắm nước lã được, ông cụ Kép mặc áo lông cừu xứ Bắc! Không, đấy chỉ là một thói quen của cụ Kép. Mỗi khi cụ ra thăm vườn cảnh, trong một năm, trừ những ngày hạ ra không kể còn thì lúc nào cũng khoác tấm áo cừu. Mùa xuân, mùa thu, khí hậu ấm, áo mở khuy. Sang đến đông tuyết, cụ cài hết một hàng khuy nơi áo, thế là vừa. Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tinh mơ và những buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh. Cụ Kép nguyện đem cá...

Vịt om sấu

Chao! Cái quả sấu non Chưa ăn mà đã giòn, Nó lớn như trời vậy, Và sẽ thành ngọt ngon. * Sấu là một quả đặc trưng của miên Bắc Việt Nam. Sấu được dùng để chế biến nhiều món ngon như: nấu canh chua, ngâm   muối. Sấu có thể ngâm với đường làm thành nước sấu, có tác dụng thanh nhiệt vào mùa hè. Ô mai sấu cũng có hàng chục loại… loại nào cũng hút hồn chị em phụ nữ cả. Còn vịt om sấu dường như đã thành một món ăn đặc trưng của Hà Nội. Thịt vịt mềm ngọt hòa quyện với vị chua thanh của sấu khiến cho ta say mê, nhung nhớ, như bỗng dại khờ. Vịt om sấu

Chén trà trong sương sớm

Trời rét như cắt. Không kể tiểu hàn, không kể cả đến đại hàn, buổi sớm mùa đông nào, cụ Ấm cũng dậy từ lúc còn tối đất. Từ trên bàn thờ đức Thánh Quan, cụ nhắc cây đèn để xuống. Ðược khêu hai tim bấc nữa, cây đèn dầu sở phô thêm màu xanh lá mạ phủ trên chất sứ Bát Tràng. La liệt trên chiếu cói cạp điều đã sờn cạnh,cụ ấm đã bày lên đấy khay trà, ống nhổ, ấm đồng và hỏa lò đất. Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất dòn, rất đều. Khói thuốc lào đặc sánh lại bao chùm lấy ánh sáng yếu ớt của một ngọn đèn dầu. Rồi làn khói loãng dần biến ra màu nhờ nhờ như làn hơi nước sủi. Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng hiếu động đang trôi trong không khí gian nhà gạch. Ba gian nhà, chỉ có một người thức. Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ Ấm có cả phong thái một triết nhân ngồi rình bước đi của thời gian. ...

Vịt nấu măng

Vịt nấu măng là món ăn truyền thống, rất ngon và có nhiều cách chế biến khác nhau. Bạn có thể nấu với măng tươi (măng tơi, măng lưỡi lợn), hoặc măng khô; bạn cũng có thể chặt nhỏ hoặc pha vịt thành 4 - 6 phần.  Hôm nay Bí Ngô sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món vịt xáo măng theo cách chặt nhỏ và nấu cùng măng tươi nhé. »  Vịt om sấu »  Vịt nấu cam »  Thịt vịt om dấm bỗng NGUYÊN LIỆU - Vịt cỏ 1 con (1,5 - 1,6 kg), - Măng tươi: 600g - Gừng củ: 10g - Rượu trắng: 2 thìa canh - Hành tím băm nhuyễn: 2 củ - Hành lá: 5 - 7 cây - Rau mùi: một ít, - Muối, tiêu, mì chính, nước mắm Vịt nấu măng

Phở

Xứ Phần Lan rừng thông trùng trùng xanh ngắt, nước hồ biếc biếc, phụ nữ da trắng một màu tượng tuyết, gái trai quần áo len ngũ sắc người nào cũng như nai nịt sắp biểu diễn điền kinh . Mình thành ra lạc lõng vào một thế giới vật chất nó sạch sẽ quá, sạch đến cái mức tạo cho tôi một thứ nghi ngờ nơi đây là một ấn tượng giả tạọ Cảnh và người Hen-xanh-ky, ví phỏng đây đó lem nhem đi ít chút, có lẽ tôi dễ thân gần hơn. Chúng tôi ở đây mười ngày, mỗi ngày họp trả tiền ăn mỗi người là sáu đồng đô la, nó là cái tiêu chuẩn đã khá cao của đoàn đại biểu ta đi hoạt động quốc tế. Mỗi ngày ăn ba bữa, khẩu phần thừa thãi bổ béo; nghi thức lúc ăn thật là trang trọng : đồ sứ, pha lê, khăn bàn trắng muốt, quanh bàn ăn chốc chốc lại cử nhạc, những chị đưa món ăn trông đẹp như rượu rót trong các truyện thần thoại phương Bắc nàỵ Tôi hào hứng làm việc liền liền ở Đại hội Hoà bình thế giới, cơ thể nhịp đều, tâm trí có nhiều sáng kiến. Nhưng ăn uống sao không thấy ngon. Người ta thường nói rằng những bậc vĩ ...

Vịt nấu cam

Vịt nấu cam có vị thanh, mát, ngọt nhẹ, là một món ăn ngon. Tuy nhiên, nếu làm không khéo thì có thể bị đắng (do chọn phải quả cam đắng hoặc để tinh dầu ở vỏ cam dây vào nguyên liệu). »  Vịt om sấu »  Vịt nấu măng »  Thịt vịt om dấm bỗng NGUYÊN LIỆU Vịt bầu: 1,5 kg Cam chín vàng: 10 quả Cá quả nạc: 100 g   Gan vịt: 2 bộ Củ ấu: 200 g Tôm nõn tươi: 100 g Hành củ tươi: 20 g Tiêu bột: 3 g Giò sống: 100 g Mỡ nước: 100 g Mắm, muối, mì chính, lá cam, rau mùi, nước dùng. Vịt nấu cam