Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tản mạn ẩm thực

Sơn Tây tứ quý

Trong số bạn bè của tôi, có một tay rất sành sỏi trong sự ẩm thực, có nhiều dịp được thưởng thức của ngon vật lạ khắp nơi. Riêng đất Hà Tây, anh khoe đã đến bánh dầy Quán Gánh, rượu làng Chuôn, bánh tẻ Cầu Liêu, chè lam làng Thạch, thịt chó - cháo vịt Vân Đình... Tôi phải công nhận đấy là những đồ ăn thức uống ngon. Nhưng ngon chưa hẳn đã là quý. Chưa có món nào trong “ranh mục” của anh là quý hiếm đã từng được đem tiến vua cả. Ấy vậy Sơn Tây quê tôi có 4 món tiến vua: Dân gian vẫn thường gọi là “Tứ quý”. Đó là: Sài Sơn chi biển bức Cấn Xá chi lý ngư Khánh Hiệp chi kỳ bành Linh Chiểu chi úng thái (Dơi mặt ngựa Sài Sơn, Cá chépvàng Cấn Xá, Cua kềnh Khánh Hiệp, Rau muống Linh Chiều). »  Bia hơi thời bao cấp »  Cái ná chim »  Tình cảm và triết lý đôi đũa Việt Nam Dơi, cua, cá, rau muống chỉ là những món tầm thường chốn dân gian, cớ sao gọi là quý được? Từ nhỏ tôi đã nghe các cụ kể về bốn thức đó, lớn lên lại đem phô cùng bạn bè. Thực tình ...

Bia hơi thời bao cấp.

Em bán bia ơi em bán bia Nhìn em nước mắt bỗng đầm đìa Tình em cũng giống bia em rót Chỉ thấy bọt thôi chẳng thấy bia Này "cô em" đong bia có hơi điêu tay của ngày ấy, bây giờ em ở đâu? Thời bao cấp quý nhất là lấy được vợ làm nghề bán gạo hoặc bán thực phẩm, nhưng sang nhất là yêu được cô bán bia. Hàng bia nơi Hàng Pháo là nơi quần long tụ hội, quần ngư tranh thực, là nơi quần chúng tranh ẩm. Nó luôn nghìn nghịt đông, mua được bia mà không phải xếp hàng là điều khác thường, còn có được bia mà không có đồ kèm theo thì đúng thật là phi thường. Nhìn tổng thể cả quán, bàn nào bàn nấy giữa lác đác vài cốc bia là ngồn ngộn đen sì thịt bò xào bánh phở (cứ một cốc lại một đĩa kèm). Đấy là còn may, chứ có hôm là cơm rang, là cháo lòng, là bíp tết thịt trâu ế từ buổi sáng. Dân chơi sành điệu của Hàng Pháo là ba bốn thanh niên tóc dài nhiều gầu, mặt mũi vươn cao đốt thuốc phì phèo tỏa khói lên trên mặt bàn xâm xấp khoảng chục cốc bia và xung quanh chỉ trịnh thượng cô đơn m...

Cái ná chim

Chẳng đẹp như một miền cổ tích nhưng tuổi thơ tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ. Ở nơi ấy có những tháng ngày rong ruổi qua những vạt đồng mênh mông với những trò chơi ngỗ nghịch Tôi lớn lên, thả nổi tuổi thơ trôi theo những miền nhớ nhung đầy ắp cánh cò, những mảng trời chiều và cả những vết chân trâu nứt nẻ, nham nhảm trên những cánh đồng khô cháy. Tôi có những ký ức mà đôi khi nhớ lại, thấy mình may mắn. Tôi có những thú chơi mà trẻ con khi ấy gọi là “chơi hoang”. Khi những cơn mưa chiều hay cái nắng cháy da bất chợt ập đến, trong sâu thẳm trong tôi lại lóe sáng những tia nhớ đầy day dứt. Ấy là cái lúc ba tôi còn thong dong thả trâu ra đồng cho con nhóc mới chưa đầy 10 tuổi đầu như tôi chăn thả. Ấy là lúc mẹ hục hằn cả buổi gọi tôi giữa ánh trời chiều đầy những vệt vàng, đỏ lẫn xám xịt. Chắc như đinh đóng cột, lúc ấy tôi đang nấp ở một bụi lau nào đấy, rậm rịch giả tiếng chim cu để nhử mồi vào bẫy. Cái tiếng cu gáy cứ nghe vui tai. Thỉnh thoảng ở đọt dừa xa tít, chúng lại reo lê...

Tình cảm và triết lý đôi đũa Việt Nam

Từ bao đời người Việt Nam có thói quen ăn bằng đũa, đôi đũa nhỏ bé xinh xinh bằng bặn luôn đồng hành với con người, chia buồn sẻ ngọt ấy đã làm rung động trái tim thi sỹ của người Việt – một dân tộc vốn thẳng ngay, trung thực, khiêm nhường, thủy chung như nhất, chung lưng đấu cật vượt mọi gian nan. Trong ký ức của tôi không phai mờ hình ảnh người mẹ hiền kính yêu, bền bỉ nhẹ nhàng hướng dẫn tôi dùng đũa thay cho thìa để ăn cơm. Bàn tay nhỏ nhắn vụng về gắng điều khiển đôi đũa mẹ vót riêng cho, đôi đũa thon thon, xinh xắn và nhỏ hơn bình thường. Khi thấy đứa con yêu đã sử dụng thành thục, mẹ xoa đầu khen: “Giỏi lắm, thế là con đã lớn rồi đấy!”. Trong đôi mắt mẹ long lanh như có ngấn nước. Lời khen của mẹ khiến tôi sung sướng đến nghẹ lòng. Đôi đũa thường mọn, bình dị ngay từ tuổi thơ tôi đã tràn đầy kỷ niệm, đã thấm đượm tình mẹ thiêng liêng. Thưở ấy mỗi lần nghe mẹ ru: “Hai ta làm bạn thong dong/ Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng”, tôi chưa hiểu gì nhưng lòng cứ rưng rưn...

Trái dại

 Kể từ ngày rời quê lên thành phố, điều khiến tôi nhớ nhất là những buổi trưa trốn ngủ, đi dọc bờ kinh tìm bứt trâm, ra rẫy kiếm chùm bao hay lên đồi hái sim Khốn khổ thay đã trốn ngủ lại còn cứ sim, mua với trâm, trái nào ăn vào nhìn răng lưỡi cũng đen thùi lùi nên bị đòn thì cũng chẳng chối cãi gì được. Sau nhà tôi, bên chuồng heo có một cây trâm. Đến mùa, cây nở những chùm bông hồng hồng rồi kết thành từng chùm trái chín tím ngăn ngắt. Cây không cao lắm nên leo lên thành chuồng thò tay ra là hái được ngay. Trâm cũng có loại nhé, có cây ngọt, có cây chát chết thôi nhưng bọn con nít hình như có gì ăn là thích lắm rồi. Tốn kém nhất chính là muối ớt. Cứ giã một chén muối, đi rảo rảo ngoài vườn thế nào cũng có thứ mà ăn. Mận ổi cóc xoài khế là bình thường rồi, vì sau này lên thành phố cũng có. Nỗi nhớ phải là những thứ như bồ quân, trâm, sim, ô môi, bình bát hay hàng chục thứ trái dại mọc đầy vườn rẫy dưới quê. Hồi cấp 2, có lần trước cổng trường tôi có một bà cụ...

Ví dầu cá bống kho tiêu

Sau các bữa tiệc thịnh soạn của những ngày xuân rôm rả, người ta lại cảm thấy thèm một mẻ cá kho tiêu, một tô cơm trắng và dăm cọng rau mọc dại trong vườn nhà… Về quê ăn cá bống kho tiêu”. Đó là câu nói quen thuộc của tôi với bạn bè mỗi khi khước từ những chuyến đi chơi xa để về quê. Nơi đó dù ngày nay đã không còn con đường làng mấp mô, không còn những rặng tre xanh, những mái ngói đỏ... nhưng đó vẫn là nơi tôi yêu quý. Khi trưởng thành bôn ba khắp nơi, mọi món ngon vật lạ đều có cơ hội thưởng thức, tôi vẫn không thôi nhớ bữa cơm chỉ có thau nước dừa làm canh và mẻ cá kho tiêu. Mà cá bống kho tiêu thì mới thật khoái khẩu. Cá bống kho tiêu phải là loại bống thật nhỏ, càng nhỏ càng ngon. Nào là cá bống dừa, cá bống cát, cá bống xệ,… nhưng kho tiêu ngon nhất vẫn là cá bống dừa. Loại nhỏ chỉ bằng ngón tay út, mình tròn mũm mĩm, không mất nhiều thời gian cho việc đánh vảy, lấy ruột, cắt đầu, vặt đuôi gì cả. Đầu tiên cá bống đem về bỏ vào rổ tre, dùng tay chà xát cho vảy cá bong ...

Xa quê nhớ món rau đồng

Nhân có người bạn Việt kiều về nước rồi tìm đến thăm. Anh muốn ăn một bữa cơm quê cho bõ những ngày xa xứ. Thay vì vào một quán ăn đồng quê nào đó, tôi bàn thôi thì về quê luôn vậy. Bọn tôi có thằng bạn ở một xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long, chuyến viếng thăm bất ngờ làm nó mừng rơi nước mắt.   “Tour” du lịch của chúng tôi được vỏn vẹn một ngày một đêm. Và không để uổng phí thời gian “vàng ngọc”, bọn tôi vừa thăm hỏi vừa “lao động” cật lực. Mỗi người một việc. Mọi thứ đều là cây nhà lá vườn. Bữa cơm đoàn viên được dọn ở sân phơi lúa nhà chủ. Chiều tháng chín đã hanh hao ngọn chướng non. Một cái lẩu mắm nấu trong nồi đất trên cái cà ràng cháy đỏ than gáo dừa. Hai rổ rau đồng tươi ngon ngót với màu xanh rau ngổ, rau muống, rau nhút, màu vàng bông bí, bông điên điển đầu mùa. Rồi cù nèo, tai tượng, đọt ráng, đọt bằng lăng cũng góp mặt. Bông lục bình, bông súng, bông so đũa vừa góp phần làm đẹp cho rổ rau mà “cái sự” ngon thì cũng đâu thua chị kém em.  Không biết bà chủ nhà...

Vào hẻm mà ăn

Ốc ngon nhất vào tháng mười, mà không chỉ ốc luộc , ốc xào các loại, còn có món bún ốc nóng hổi cũng là món ghiền của nhiều người không kém gì các hàng nghêu sò ốc hến. Mà lạ.ở Sài Gòn, các hàng bún ngon đều trong hẻm. »  Cặp đôi xôi vò - cơm rượu »  Bò cuốn lá lốt »  Cơm cháy nồi đồng Ai đã từng ra Hà Nội thì thường là biết món bún ốc, sang cả thì ăn ở Hồ Tây, bình dân hơn thì ra Hòe Nhai, Mai Hắc Đế hay thậm chí một góc lề đường nào đó, món bún ốc Hà Nội dù ở quán nào vẫn quyến rũ lạ thường. Nên đôi khi sống ở Sài Gòn mà cứ thèm hương vị một bát bún ốc nóng hổi trong cái lạnh se se của thu Hà Nội. Ừ thì đi tìm mấy hàng bún ốc du Nam, vốn cũng không thiếu ở Sài Gòn này. Ốc tháng mười, người Hà Nội   Cứ vào giữa thu, cữ tháng mười hàng năm là ốc lại ngon béo lạ thường, dù vẫn có quanh năm. Vào mùa này, người ta không ngại chọn thứ ốc mít tròn o múp míp để tô bún ốc thêm giòn ngon đậm đà, bởi ốc lúc này đương rẻ, không cần phải thay bằng...

Cặp đôi xôi vò - cơm rượu

Xôi vò - cơm rượu vốn là món ăn truyền thống của ngườí dân miền Bắc trong những dịp Tết Đoan Ngọ, một loại thức ăn dùng để thờ cúng tổ tiên cũng dần dần trở thành một món ăn quen thuộc, một thứ quà vặt hàng Không biết ai đã nghĩ ra “mối lương duyên” giữa xôi vò và cơm rượu. Món Bắc món Nam, ấy vậy mà lại nên duyên cầm sắt, hòa hợp như thể sinh ra đã là của nhau vậy. Xôi vò mà ăn với chè hoa cau thì là chuyện thường, bởi “cặp đôi” đó đã là truyền thống. Hạt xôi dẻo chìm trong nước chè sanh sánh, đậu xanh đánh tơi trong xôi hòa cùng đậu xanh hạt trong chè, món này đệm cho món kia, hòa điệu nhịp nhàng. Nhưng dường như cái giai điệu ấy có phần nhẹ nhàng quá, đều đều quá, không có điểm nhấn, không có sự tương phản để món này làm nền đẩy bật món kia. Xôi vò - cơm rượu lại khác. Bè trầm, bè bổng Như một bài hát có bè trầm, bè bổng, xôi vò - cơm rượu là hai món có phần đối nghịch. Hạt xôi tròn căng bám đầy đậu, vừa bùi, vừa béo, vừa dẻo, thế mà lại ăn cùng cơm rượu vừa ngọ...

Bò cuốn lá lốt

Một cuốn bò lá lốt ngon phải mềm, không quá khô và có vị giòn sừn sựt của gân bò. Lá lốt khi nướng vẫn giữ được màu xanh, không quá cháy nhưng đảm bảo thịt chín tới… Chẳng biết món ăn này có được xếp vào một trong những món đường phố hấp dẫn của người Sài Gòn không, nhưng cứ hễ nghe bạn bè rủ đi ăn bò lá lốt, chắc hẳn ít ai từ chối. Đơn giản chỉ vì nó ngon.   Từ món ăn chơi trẻ con Món nướng bao giờ cũng có một sức hấp dẫn riêng khiến người ta khó cưỡng lại. Từ những món sang trọng cho đến bình dân, không cần biết mùi vị ra sao, chỉ cần ngửi cũng đủ thèm. Thưởng thức món nướng trước hết là bằng khứu giác, sau đó là thính giác rồi mới tới vị giác. Và nếu đã lỡ thử bò nướng lá lốt vỉa hè, chắc hẳn phải đâm nghiện vì nói như dân sành ăn, thứ này ngon “lẫy lừng”!   Cứ mỗi buổi chiều, nếu rảnh hãy thử dong xe một vòng quanh các hẻm nhỏ thành phố, ắt hẳn bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc xe bò lá lốt di động. Trẻ em thích nhất món này. Chỉ cần nghe tiếng tút tắc đầu h...

Cơm cháy nồi đồng

Dân, người bạn thân của tôi từ thời học trung học, mấy chục năm ở nước ngoài đến giờ mới “chịu” về thăm quê cha đất tổ. Muốn mời bạn một bữa cơm gia đình cho thân tình thay vì mời ăn ở nhà hàng, nên hỏi bạn “nhớ” món ăn gì của Việt Nam mà lâu nay chưa có dịp “gặp” lại, bạn cũng thân tình trả lời: “Trong bảng thực đơn hưởng thụ của mình chỉ còn thiếu một miếng cơm cháy quê nhà, mà cơm cháy nấu bằng nồi đồng mới đúng điệu”. Ôi, cái thèm của bạn hết sức chân thành, hết sức khiêm tốn, hết sức dễ thương nhưng nghĩ lại thì hết sức khó thực hiện, vì thời buổi này tìm đâu ra chiếc nồi đồng để nấu cơm cháy đãi bạn, mà dẫu có đến nhà hàng thì cũng chỉ là “cơm niêu Việt Nam” ! Ngày xưa, cái thời nấu cơm bằng nồi đất rồi đến nồi đồng, cơm cháy là miếng ăn vương giả của con nhà nghèo, của những người thiếu ăn. Đong gạo đổ vào nồi - buổi trưa chỉ đủ cho cả gia đình ăn, buổi chiều dư ra một chút cho phần cơm nguội sáng mai, vo bằng nước giếng, canh sao mực nước trong nồi vừa đủ...

Sườn heo nướng muối ớt

Nó: _ Ngon không chịu được! Là lời mà các tay bợm nhậu cũng như không phải bợm nhậu phải thốt lên khi được thưởng thức   món sườn heo nướng muối ớt . Sườn heo nướng muối ớt là một món ăn ngon , mà, “gọi” bia vô cùng. Cái vị ngọt của thịt được kết hợp với vị cay của ớt, vị đậm vừa của gia vị tạo thành một bản hòa tấu dữ dội mà đam mê. Cái cảm giác cay ở đầu lưỡi nhanh chóng lan tỏa ra khắp vòm họng, xâm chiếm mọi thớ thịt, đường gân. Để rồi vội vàng, kẻ ham ăn, ưa nhậu đưa ly bia lạnh lên làm một hơi, nhẹ thì nửa cốc mà mê quá thì cạn luôn. Để rồi cái cay – nóng, kết hợp cùng với cái lạnh – buốt một lần nữa len lỏi vào mọi ngóc ngách của cảm xúc, khơi dậy đam mê. Kẻ thực khách lúc ấy chỉ có thể nhìn sang bạn nhậu mà tròn mắt, mà không tin được trên đời lại có món ăn ngon như vậy. Trong suốt gần mười năm lang thang khắp chốn, sống cuộc đời của kẻ lang thang, gặp gỡ những kẻ lãng du khác, ở một nơi nào đó, cùng ngồi với nhau trên một bàn nhậu, cùng thưởng thức một món ngon ...