Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 28, 2014

Lẩu gà lá giang

Lẩu gà lá giang là một loại lẩu chua, với vị chua đặc trưng của lá giang, thơm mùi sả vị chua và có thể hơi cay theo khẩu vị của người ăn, ngọt tự nhiên của thịt gà. Lẩu gà lá giang  có hương vị khá đặc trưng, các gia vị thường đi với lẩu gà thì ngoài sa tế, Bí Ngô thấy cho ngải cứu và các loại nấm không hợp cho lắm. Tuy nhiên các bạn có thể thử, vì khẩu vị mỗi người là khác nhau. »  Lẩu gà nấm »  Nộm rau câu thịt gà »  Canh đậu trắng thịt gà Lá giang

Lẩu bò sa tế

Lẩu bò có hai vị cơ bản là   lẩu bò sa tế và lẩu bò vị thuốc bắc . Lẩu bò vị thuốc bắc trưng bởi hoa hồi, thảo quả, quế chi, các vị thuốc bắc, vị ngọt, không cay. Còn lẩu bò sa tế cũng là lẩu ngọt, nhưng cay và thơm mùi sả, hành. Bí Ngô đã từng đọc ở đâu đó, một bài viết cho rằng   Lẩu bò là sự nâng cấp từ phở với nước là nước dùng phỏ bò và ăn cùng bánh phở. Bí Ngô chưa từng thử qua cái lẩu nào giống thế. Hai loại lẩu mà mình biết trừ vài gia vị đặc trưng của phở như: hoa hồi + thảo quả + quế chi và nước dùng được ninh từ xương bò (cái này là đương nhiên), còn thì chẳng có liên quan gì nhiều tới phở bò cả. »  Lẩu sa tế Hải sản »  Lẩu hoa quả »  Lẩu riêu cua bắp bò

Lẩu sa tế Hải sản

Lẩu sa tế cũng có rất nhiều biến thể khác nhau như lẩu sa tế tôm, lầu bò sa tế, lẩu sa tế bò viên... Hôm nay Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách nấu Lẩu sa tế hải sản . Một số bạn hay nhầm   lẩu sa tế với lẩu Thái , lẩu chua cay . Tuy cùng cay nhưng rất khác nhau: lẩu thái chua cay đậm và có hương vị đặc trưng của sả, lá chanh và giềng. Lẩu chua cay thì dịu hơn, ít cay hơn. Còn lẩu sa tế thì lại là lẩu ngọt chứ không phải lẩu chua và có hương vị đặc trưng của sa tế.

Lẩu hoa quả

Lẩu hoa quả hay còn gọi là lẩu trái cây xuất hiện ở Việt Nam khoảng 10 năm nay. Món này ngày trước khi Bí Ngô mở quán cũng có làm thử, nói chung ý kiến của khách ăn là: "ngon, nhưng không có rau cảm giác nó cứ thiêu thiếu thế nào ấy". Ngày ấy khi làm lẩu này Bi Ngô sử dụng nước lẩu chua cay, các hoa quả chủ yếu là lê, táo, dâu tây... Mình nhận thấy một điểm là các loại hoa quả vốn đã ăn ngay được => không nên đun kĩ, mất ngon và hao vitamin; hai là dâu tây chỉ nên cho vào để lẩu đẹp và nước thơm còn dâu tây cho vào nhúng dù sơ qua thì vẫn nhũn, vị chua, hơi nồng, khó ăn. Sau những thất bại và thử nghiệm thì hôm nay Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn   cách nấu lẩu hoa quả vẫn là nước lẩu chua cay, nhưng vị không đậm như lẩu Thái, lẩu hải sản chua cay. Nước dùng sử dụng chủ yếu là nước dùng rau củ, thịt nhúng là hải sản và có rau nhúng kèm. Món lẩu này khó ngon, lạ vị và nhất là có rất nhiều vitamin giúp chị em đẹp da, tăng cường chất xơ, giúp tăng nhu động ruộ...

Lẩu gà nấm

Đang đợt nghỉ tết dương là lạnh lạnh thế này làm nồi   lẩu gà nấm ăn thì khoái biết mấy. Nước lẩu gà có nấm hương cứ gọi là thơm phưng phức. Mà ngọt thì không gì bằng. Nấm giòn dai, rau xanh mướt... thêm chút sa tế cay cay thì... thôi. Trời đang đẹp quá mà cứ mong có chút mưa phùn, lạnh hơn tí nữa, măm cho nó đã! »  Nộm rau câu thịt gà »  Canh đậu trắng thịt gà »  Măng tươi xào thịt gà NGUYÊN LIỆU - Gà ta: 1 con (khoảng 1,5 - 2 kg) - Nấm rơm: 200 gr - Nấm kim châm: 200 gr - Nấm đùi gà: 200 gr - Nấm hương tươi: 100 gr - Khoai môn: 1 củ nhỏ khoảng 300 gr - Đậu phụ: 4 bìa - Sả: 2 củ - Hành hoa: 20 gr - Rau nhúng lẩu: cải thảo, cải gọt, rau muống, kèo nèo... - Nước lẩu: 500 gr xương gà, 1 bắp ngô mỹ. - Gừng tươi: 1 nhánh - Tiêu sọ: gr - Sa tế - Bún (hoặc mì) Lẩu gà nấm

Lẩu đầu cá hồi măng chua

Lẩu đầu cá hồi nấu măng chua rất hợp nhau. Đầu cá béo hòa hợp với vị chua của măng, cùng tôn nhau lên. Măng chua cũng rất hợp với các loại thủy sản tanh hoặc béo như: cá chình, lươn, cá nhám... vì vị chua làm cho các thực phẩm này béo mà không ngậy, không còn mùi tanh. Nước lẩu có màu vàng nhạt, vì chua cay ngọt vừa ăn, thơm mùi sả, rau ngổ, mùi tàu. »  Bóng cá dưa nấu thả »  Cá hấp sả gừng »  Cá quả kho củ cải NGUYÊN LIỆU - Đầu cá hồi: 1 kg - Măng chua: 300 gr - Sả: 3 củ - Ớt xay: 1/2 thìa cà phê - Cà chua: 2 quả - Me xanh: 3 quả - Dứa: 1/4 quả - Rượu gừng - Bột nghệ - Dầu ăn - Gia vị: Mì chính, muối, đường, nước mắm - Rau ăn lẩu: rau muống, hành lá, kèo nèo, giá, chuối bào, hành lá, đậu bắp... - Gia vị cho vào lẩu: hành phi, mỡ tỏi, rau ngổ (rau ôm), mùi tàu (ngò gai), ớt sừng. - Bún tươi. Lẩu đầu cá hồi măng chua

Cuộc thi đầu bếp trẻ quốc tế Lee Kum Kee 2014

Dưới đây là một số hình ảnh từ   Cuộc thi đầu bếp trẻ quốc tế Lee Kum Kee 2014.. Cuộc thi qui tụ các đầu bếp đến từ 48 quốc gia châu Á. »  Trang phục từ sữa cho các siêu nữ anh hùng »  Chung kết 'Chiếc thìa vàng' 2014 »  Chiếc Thìa Vàng 2014 - Bán kết Miền Nam Tài năng của các thí sinh ở vòng thi cắt tỉa rau củ quả khiến cho người xem phải thán phục. Từ những loại rau củ quả bình thường qua bàn tay tài hoa của người đầu bếp đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật vô cùng sống động. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên với những bông hồng được tỉa trên dưa hấu, những bông cúc trắng muốt được "chuốt" từ củ cải trắng. Thậm chí thật khó phân biệt được những bông hoa thược dược được cắt tỉa được cắm cũng hoa thật trong một lẵng hoa. Bên cạnh đó là những bình, thố từ bí xanh, bí đỏ, cá thần tiên được tỉa từ khoai môn, đèn lồng dưa hấu...  Bình bí xanh

Lẩu riêu cua bắp bò

Lẩu riêu cua bắp bò được biến tấu từ món canh riêu cua, và trở nên khá phổ biến trong thời gian gần đây. Dưới làn khói lẩu phảng phất là những miếng thịt cua màu nâu chân chất. Nhưng miếng bắp bò tươi rói đang xoăn lại dưới sức nóng của nước. Nước lẩu vàng tươi, điểm thêm cọng hành hoa xăng ngắt, rau giá trắng muốt. Những vàng mỡ cua vàng, phản chiếu ánh sáng bỗng trở nên óng ả, kích thích vị giác. Nhứng vài miếng thịt bò, với một chút rau thơm, xà lách, cho vài bát, lại chan thêm chút nước lẩu, nó nỏng hổi hổi và ngọt lừ, cái ngọt dân dã của những thức đồng quê. Mùa nóng ăn lẩu ta chuộng rau sống hơn, giòn mát làm sao. Mùa lạnh thì nhúng rau qua nước lẩu, rau mềm đi, hơi trơn và ấm. Lẩu riêu cua bắp bò ăn vào mùa hè hay mùa đông đều rất tuyệt, hiếm có món lẩu nào tinh tế mà lại chiều lòng người đến vậy. »  Lẩu Thái hải sản »  Lẩu thập cẩm chua cay »  Canh bóng thập cẩm

Lẩu Thái hải sản

Lẩu Thái đặc trưng bởi nồi nước dùng thơm ngon. Nước dùng lẩu thái ánh vàng hoa hiên giống như màu của lẩu riêu cua của người Việt. Thơm ngào ngạt đặc trưng của riềng, sả, lá chanh. Vị chay cay ngọt đậm. Lẩu Thái về cơ bản nước dùng và rau ăn lẩu là giống nhau, chỉ khác thị, từ đó có thể chia ra: : lẩu thái hải sản , lẩu thái tôm, lẩu gà nấu Thái... Lẩu Thái khá cay, vị cay đặc trưng của ớt. Nhiều người thường dùng sa tế để có được vị cay. Nhưng lẩu sa tế, thực chất là một loại lẩu riêng, được biết tới nhiều phải kể tới lẩu sa tế tôm. Tất nhiên chúng ta có thể linh hoạt thay đổi, nhưng nếu có điều kiện Bí Ngô vẫn muốn tách riêng từng loại. Như thế mỗi món ăn có đặc trưng riêng và ẩm thực cũng vì thế mà phong phú hơn. Hôm nay, Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách nấu   Lẩu Thái hải sản . Món này dùng vào cuối tuần, dịp nghỉ lễ, hay khi gia đình tụ họp rất tốt. »  Lẩu riêu cua bắp bò »  Lẩu thập cẩm chua cay »  Canh bóng thập cẩm Lẩu Thái hải...

Lẩu thập cẩm chua cay

1/1/2015 - Ngày đầu tiên, mở đầu của một năm mới. Trong ngày tết dương lịch này ngoài việc nghỉ ngơi, đi chơi cùng bạn bè thì cũng là dịp để tụ tập anh em, bạn bè. Đã tụ tập thì kiểu gì cũng phải đụng tới ăn uống. Vấn đề là làm món gì vừa nhanh, vừa gọn để ăn thoải mái, vui vẻ, tránh phải làm nhiều, ăn xong không phải dọn nhiều, còn để thời gian vui chơi? Những dịp như thế này nhà Bí Ngô chỉ làm 2 món, một chính, một phụ. Một món phụ thì thường là khoai tây chiên, bánh mì bơ đường, xúc xích nướng... đây là món ăn nhẹ cho trẻ con vừa ăn vừa chơi, chạy qua một miếng, chạy lại một miếng, rồi vừa ăn vừa chành chọe ỏm tỏi nữa chứ. Còn món cho người lớn thì mình thường chọn lẩu, một loại lẩu thập cẩm nảo đó. Chỉ một món duy nhất nhưng nhiều nguyên liệu, có thể tùy biến nhiều vị khác nhau, phù hợp được với khẩu vị của nhiều người. Làm lẩu thì chỉ việc chế nước còn rau thì hầu hết kêu người ta nhặt ngoài chợ, mình chỉ việc rửa lại. Còn thịt thì đem về rửa, thái, ướp là xong. Hôm n...

Gà nướng kiểu Thái

Gà nướng kiểu Thái có màu sắc và cách nướng gần giống với cách nướng gà của một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. »  Thịt bò chiên Thái Lan »  Tôm sốt tỏi »  Gỏi bò Thái Mòn gà nướng Thái có vị hơi ngọt, thơm mùi gia vị ướp, thường được chấm với nước mắm pha chua cay mặn ngọt (Bí Ngô thì vẫn khoái muối tiêu chanh hơn). NGUYÊN LIỆU - Gà làm sẵn: 1 con (khoảng 1,2 kg) - Hành khô: 20 gr - Tỏi khô: 20 gr - Gừng củ: 20 gr - Hạt mùi xay: 20 gr - Bắp cải, đậu đũa, rau thơm, ớt - Dầu ăn - Gia vị: Muối, đường, hạt tiêu, mì chính Gà nướng kiểu Thái

Phụng hoàng ủ ngọc

Phụng hoàng ủ ngọc là món ăn Trung Quốc, về phương pháp chế biến có thể coi là đùi gà cuộn trứng cút hấp (hoặc chiên), cách làm không quá cầu kì, ăn cũng khá ngon. »  Thịt cua chiên »  Gà Giang Nam »  Vịt quay Tứ Xuyên NGUYÊN LIỆU - Đùi tỏi gà: 6 cái - Giò sống: 200 gr - Trứng chim cút: 6 quả - Nấm hương: 10 gr - Chanh tươi: 1 quả - Ớt tươi: 10 gr - Rau salat: 50 gr - Hạt tiêu sọ: 3 gr - Nước mắm: 20 gr - Bột nêm: 5 gr - Dây buộc - Giấy bạc (giấy thiếc)

Thịt cua chiên

Thịt cua chiên có màu vàng rơm, vỏ ròn, nhân béo ngậy, thơm mùi thịt cua và nấm hương. Đây là một món ăn ngon, thường được sử dụng như món khai vị. »  Gà Giang Nam »  Vịt quay Tứ Xuyên »  Cá hấp Tứ Xuyên NGUYÊN LIỆU - Cua bể: 2 con (khoảng 600 gr) - Trứng gà: 6 quả - Nước dùng gà: 50 ml - Nấm hương: 15 gr - Bột mì: 200 gr - Hành tây: 100 gr - Magi ngon: 20 ml - Mỳ chính: 5 gr - Hạt tiêu: 3 gr - Đường: 6 gr - Dầu ăn: 50 gr - Dầu rán: 1 lít Thịt cua chiên

Cà tím xào thịt

Cà tím xào thịt thơm dậy mùi tía tô, hành lá, vị ngọt vừa ăn. Đây là món xào để ăn với cơm, các bạn dùng cà tím loại cà bát thì ngon hơn, không có thì dùng cà dài (cà dái dê cũng được - loại cà này mình chỉ chấm được cà tím nướng mỡ hành ). »  Nộm cóc xanh tai heo »  Cách làm Pa tê gan lợn »  Măng xào thịt lợn NGUYÊN LIỆU - Cà tím: 500 gr - Thịt vai: 100 gr - Hành khô: 1 củ - Hành hoa: 10 gr - Dầu ăn: 20 gr - Gia vị: muối, mì chính, nước mắm, đường. Cà tím xào thịt

Nộm su su tôm thịt

Nộm su su ăn rất giòn, tôm ngọt, thịt béo, lạc bùi, chua cay mặn ngọt, thơm mùi rau răm. Món này có thể sử dụng làm món khai vị rất tốt. »  Nấm chiên xù »  Chả khoai môn »  Cách làm bắp cải muối NGUYÊN LIỆU - Su su: 2 củ to - Cà rốt: 1 củ - Thịt ba chỉ: 100 gr - Tôm tươi: 100 gr - Rau răm: 1 bó nhỏ - Rau mùi: 1 bó nhỏ - Ớt tươi: 1 - 2 quả - Lạc rang: 50 gr - Dấm gạo: 20 gr - Tỏi: 1/2 củ - Gia vị: Muối, đường, mì chính, nước mắm. Nộm su su tôm thịt

Bóng cá dưa nấu thả

Bóng cá hay còn (bao tử cá) là món ăn ngon, được chế làm nhiều thức như:  nấu soup, tiềm, hấp cách thủy, nhồi thịt, nấu thả ... Ở Việt Nam có bán nhiều loại bóng cá: bóng cá đường, bóng cá dưa(cá lạt), bóng cá mú, cá chẻm, cá ba sa...Theo Đông y, bóng cá có tính tư âm bổ thận, trấn tinh. Trị tay chân tê buốt, di mộng tinh... Đặc biệt bong bóng cá đường rất quý, thường được dùng để chế biến thức ăn cao cấp, với nhiều chất dinh dưỡng, nhằm bồi bổ cho người ốm dậy, đau mệt, trẻ em chậm lớn, phụ nữ sinh nở thiếu sữa. Bóng cá dưa nấu thả có vị thanh mát, ngọt nhẹ, vừa ăn. »  Cá hấp sả gừng »  Cá quả kho củ cải »  Cá chim kho

Trang phục từ sữa cho các siêu nữ anh hùng

Trang phục từ sữa cho các siêu nữ anh hùng thực chất là bộ ảnh lịch 2015 của Aurum Light Studio, với tên gọi "Splash Heroes".  Toàn bộ 12 bức ảnh trong bộ lịch đều nằm trong dự án quảng cáo trang phục từ sữa của Aurum Light. "Sự phóng khoáng và đầy màu sắc" là những gì người xem có thể cảm nhận được từ bộ  ảnh của Aurum Light - từ ý tưởng cho tới cách thể hiện. "Như các bạn có thể thấy, chúng tôi không cần những người mẫu nổi tiếng trong bức ảnh. Concept chỉ đơn giản cho thấy những điều mà con người đam mê. Bộ lịch năm nay dành để tôn vinh mỗi con cá nhân trong chúng ta" - Cha đẻ của bộ ảnh chia sẻ. »  Chung kết 'Chiếc thìa vàng' 2014 »  Chiếc Thìa Vàng 2014 - Bán kết Miền Nam »  Khi Ẩm thực kết hợp với Manga Hãy cùng lammonanngon chiêm ngưỡng bộ ảnh và đoán thử phiên bản của các siêu anh hùng nhé! Người băng

Gà Giang Nam

Gà Giang Nam có vị vừa ăn, không đậm, thơm mùi thịt cua và tổng hòa của các nguyên liệu. »  Vịt quay Tứ Xuyên »  Cá hấp Tứ Xuyên »  Ba ba tần bát bảo NGUYÊN LIỆU - Gà mái ta: 1 con (khoảng 1,8 kg) - Giăm bông: 50 gr - Giò sống: 150 kg - Thịt cua: 30 gr - Lạp xường: 30 gr - Tôm  nõn: 250 gr - Nấm hưowng: 15 gr - Rau xà lách: 20 gr - Cần tây: 15 gr - Hành tây: 15 gr: 10 gr - Tỏi tây - Hành hoa: 10 gr - Nước dùng gà: 30 ml - Hành tỏi khô: 20 gr - Mì chính: 2 gr - Hạt tiêu: 2 gr - Dầu ăn: 500 ml - Bột đao: 10 gr Gà Giang Nam

Cách làm Xíu mại sốt cà chua

Bạn  Koy Ckung có hỏi mình trên facebook cách làm sốt ăn bánh mì pa tê .. Thực ra sốt ăn bánh mì có rất nhiều loại. Mỗi loại thì người bán lại có công thức pha chế riềng. Như quán bánh mì sau cửa trường Đại học KHXH & NV Hà Nội thì thường dùng hỗn hợp của ba loại: sốt mayonnaise , sốt cà chua, tương ớt . Khi ăn chỉ cần gọi: "Cho em bánh mì pa - tê, 2 trứng, đầy đủ" là sẽ được xịt cả 3 loại này, còn không ăn cái gì thì nói. Trong khi một số cửa hàng bán bánh mì thì sử dụng sốt tiêu, một số khác lại sử dụng sốt xíu mại. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn   Cách làm Sốt xíu mại cà chua để ăn bánh mì. Mình cũng đã có bài chia sẻ về cách làm sốt mayonnaise, các làm sốt tiêu mình xin phép giới thiệu trong một dịp khác. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm hai loại sốt dùng chung với bánh mì rất ngon tại đây: - Sốt rà ri - Sốt vang - Bò Lagu Xíu mại (thịt viên) sốt cà chua ăn bánh mì NGUYÊN LIỆU - Thịt nạc vai xay: 300 gr - Chả cá thá...

Cá hấp sả gừng

Cá hấp sả gừng là món ăn ngon, được nhiều người yêu thích. Bạn có thể ăn cá hấp cùng với bánh hỏi + mỡ hành, hoặc cuốn rau sống bánh tráng. »  Cá quả kho củ cải »  Cá chim kho »  Cá kho nước dừa NGUYÊN LIỆU - Cá chép (hoặc cá quả, điêu hồng): 1 con khoảng 1 kg, nếu là cá trắm to thì các bạn lấy một khúc. - Hành củ:: 50 gr - Thì là: 50 gr - Cần tây: 20 gr - Cà chua: 2 quả - Chanh tươi: 1 quả - Sả: 5 củ - Gừng: 1 miếng nhỏ - Tỏi: 1/2 củ - Ớt tươi - Gia vị: nước mắm, mì chính, tiêu, đường. - (Rau sống, dứa, chuối, khế, bánh tráng - nếu các bạn thích ăn cuốn). Cá hấp sả gừng

Cá quả kho củ cải

Cá quả kho củ cải là món mặn để ăn với cơm. Món kho nổi màu mật, vị hơi mặn, ngọt tự nhiên của nguyên liệu. »  Cá chim kho »  Cá kho nước dừa »  Canh cá nấu dấm NGUYÊN LIỆU - Cá quả: 500 gr - Củ cải: 300 gr - Hành củ: 20 gr - Mỡ nước: 20 gr - Gia vị: đường, nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu. Cá quả kho củ cải

Nem rán Ba Lan

Nem rán Ba Lan có màu vàng rơm, bánh được tráng mỏng, tơi xốp, vì béo ngậy, thơm mùi bơ sữa. »  Mỳ lá, sò mun sốt cari »  Cá sốt bơ chanh »  Bánh cuốn Ba Lan NGUYÊN LIỆU - Bột mì: 150 gr - Thịt nạc vai: 200 gr - Trứng gà: 4 quả - Bơ: 50 gr - Bột xù: 50 gr - Sữa tươi: 500 ml - Ruột bánh mì: 50 gr - Gia vị: tiêu, tỏi khô, dưa chuột, muối, rau mùi.

Mỳ lá, sò mun sốt cari

Mỳ lá, sò mun, dùng với nước sốt cari (Lasagne De Moule Au Curry Et Coriander)   là món ăn của Bỉ, có màu vàng tươi, vị vừa ăn, béo ngậy, thơm mùi rượu vang. »  Cá sốt bơ chanh »  Bánh cuốn Ba Lan »  Súp thịt viên NGUYÊN LIỆU - Mỳ lá (Mỳ lâzn): 5 lá - Sò mun: 1 kg - Cần tây: 100 gr - Hành tây: 100 gr - Kem tươi: 300 ml - Cà chua: 200 gr - Rượu vang trắng: 100 ml - Dầu ô liu: 50 ml - Bơ: 100 gr - Mùi ta: 2 mớ - Bột cari: 1 gói - Lauries, Thyme: 1 ít - Muối, tiêu.

Cá sốt bơ chanh

Cá sốt bơ chanh (Poisson Meunière) có màu vàng nhạt, vị vừa ăn, hơi chua mát. »  Bánh cuốn Ba Lan »  Súp thịt viên »  Thăn lợn tẩm bột rán NGUYÊN LIỆU - Thịt cá lăng (cá trắm): 2 kg - Cà chua: 200 gr - Chanh: 4 quả - Hành tây: 50 gr - Bột mỳ: 150 gr - Nước dùng cá: 100 ml - Rượu vang trắng; 100 ml - Súp lơ trắng: 200 gr - Dầu: 100 ml - Trứng gà: 3 quả - Bơ: 100 gr - Cà rốt: 200 gr - Mùi tây: 50 gr - Muối tinh: 100 gr - Tiêu bột: 3 gr Cá sốt bơ chanh

Bánh cuốn Ba Lan

Bánh cuốn Ba Lan có phương pháp chế biến cũng gần như món Nem rán Sài Gòn. Nhưng đây là món ăn Âu nên sử dụng bột mì, sữa tươi và bơ nhiều. »  Bánh cuốn Ba Lan »  Súp thịt viên »  Thăn lợn tẩm bột rán Món này thơm mùi bơ sữa, béo ngậy, ngon nhưng rất nhanh ngán, mỗi người chỉ đôi ba cái là đủ, các bạn cũng không nên làm nhiều. NGUYÊN LIỆU Nguyên liệu vỏ bánh cuốn - Bột mỳ: 150 gr - Trứng gà: 4 quả - Bột cà mỳ: 100 gr - Sữa tươi: 500 gr - Dầu ăn: 100 gr Nguyên liệu nhân bánh cuốn - Thịt nạc vai: 200 gr - Ruột bánh mì: 50 gr - Bơ: 50 gr - Tỏi: 1 củ - Gia vị: muối, tiêu, đường, dưa chuột muối, rau mùi tây. Bánh cuốn Ba Lan

Súp thịt viên

Súp thịt viên (Consommé Des Fricadelles) trong màu hổ phách, vị vừa ăn, độ ngọt cao. »  Thăn lợn tẩm bột rán »  Cá bỏ lò »  Súp rau thập cẩm NGUYÊN LIỆU - Nước dùng bò: 3 lít - Thịt lợn (bò, gà): 600 gr - Lòng trắng trứng: 2 cái - Tỏi tây: 1 cây nhỏ - Cà rốt: 100 gr - Hành củ: 100 gr - Thì là: 1 mớ - Hành hoa: 50 gr - Dầu: 50 ml - Tiêu bột: 2 gr - Muối: 10 gr Súp thịt viên

Cá chim kho

Một số bạn cho rằng cá chim chỉ nên rán giòn hoặc sốt chua ngọt là ngon, rất khó để làm các món khác. Nhưng đấy là bạn chưa thử qua Cá chim kho thôi. Ngon tuyệt nhé ! Cả chim đỏ cánh gián, thơm mùi riềng chín, cá rắn chắc, vị hơi mặn, ngọt tự nhiên của cá, pha chút de de cay của ớt khô. Món này mà ăn với cơm thì hơ hơ... Nhất là vào mùa lạnh thì càng hấp dẫn. »  Cá kho nước dừa »  Canh cá nấu dấm »  Canh cá rô nấu miến NGUYÊN LIỆU - Cá chim: 1 con (khoảng 1 kg) - Riềng già: 60 gr - Mỡ nước: 20 gr - Ớt khô: 2 quả - Hành lá: 20 gr - Già vị: Tiêu, muối, nước mắm, mì chính Cá chim kho

Cá kho nước dừa

Cá kho nước dừa là cách kho cá đặc trưng của người miền Nam. Cá kho có màu đỏ cánh gián, thơm mùi dừa, vị hơi mặn, béo ngậy. Miếng cá khô rắn chắc, được phủ một lớp nước hơi sánh, thơm phức. Bí Ngô sẽ giới thiệu với các bạn cách kho cá ngừ với nước dừa. Các bạn có thê sử dụng cá quả, cá trắm, cá chép, cá basa, bồng tượng... tùy thích. »  Canh cá nấu dấm »  Canh cá rô nấu miến »  Canh dưa hường nấu cá rô NGUYÊN LIỆU - Cá ngừ: 2 lát (khoảng 500 gr) - Nước dừa: 200 ml - Tỏi khô: 10 gr - Mỡ nước: 20 gr - Gia vị: tiêu, muối, đường, nước mắm ngon. Cá kho nước dừa

Canh cá nấu dấm

Canh cá nấu dấm là món canh đầy màu sắc, thịt cá trứng nõn, nước dùng nổi váng nghệ vàng tươi,  điểm thêm mấy cọng hành thì là xanh mát. Cũng như các món canh khác canh cá nấu dấm không chỉ thanh mát vào mùa hè mà còn giúp không bị nóng trong vào mùa đông, lại rất dễ tiêu. »  Canh cá rô nấu miến »  Canh dưa hường nấu cá rô »  Canh dưa nấu cá trê NGUYÊN LIỆU - Cá quả (hoặc cá trắm, cá chép, điêu hồng): 700 gr - Quả dọc: 80 gr - Dọc mùng: 200 gr - Thìa là: 50 gr - Hành hoa: 50 gr - Rau diếp: 200 gr - Rau mùi: 50 gr - Cà chua: 100 gr - Nghệ: 15 gr - Dầu ăn - Gia vị: Mì chính, nước mắm, muối. Canh cá nấu dấm