Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 14, 2013

Vẽ tranh bằng đồ ăn

Vẽ tranh bằng đồ ăn là một sở trường của Vivi Mac, nghệ sĩ người Pháp đã sử dụng các loại đồ ăn để tạo nên chân những người nổi tiếng thế giới. Vivi Mac chưa từng học qua một trường đào tạo về nghệ thuật, nhưng cô có thể biến các loại đồ ăn thông thường như: sữa, đường, kẹo cao su… thành chất liệu để sáng tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp. Vivi Mac đã từ học hỏi những kiến thức về nghệ thuật hội họa qua internet. Lúc đầu Mac vẽ tranh trên giấy, nhưng sau đó cô nhận ra rằng đó chưa phải là tất cả những gì cô mong muốn. Sau đó cô chuyển sang vẽ tranh ký họa và body paiting (vẽ tranh trên cơ thể người). Cuối cùng cô cũng tìm ra sở thích mới đủ sức thỏa mãn đam mê sáng tạo và tạo nên sự khác biệt cho các tác phẩm của mình: vẽ tranh bằng đồ ăn . Khay nhựa đựng thức ăn là nơi thể hiện các tác phẩm của Mac với nguyên liệu chính là sữa, cà phê, cùng với một ống nhựa dùng để tạo hinh. Không phác họa trước, Mac vẽ theo cảm xúc, trí tưởng tượng của mình. Với những nét vẽ hết sức chu...

Đường vào nghề bếp (phần 02): Nước, chanh và ớt

Sư phụ nghề bếp của tôi là một người to béo, khoảng 40 tuổi. Ông đón tôi tại nhà người bỏ mối hải sản và chở thẳng xuống nhà hàng mà ông đang đứng bếp. Đó là một nhà hàng lớn với bốn sảnh, một sảnh tiệc cưới, một sảnh sân vườn, một khu nhạc sống và một dãy phòng lạnh. Khu bếp được thiết kế sâu, phía trong cùng của nhà hàng, to và khá thoáng, có khu rửa riêng. Sư phụ tôi nói: “cho mày vào bếp lớn, nhiều việc, mau thành nghề”.  Tôi chào khắp anh em một lượt, tám người cả thảy, nói chung trừ sư phụ tôi béo tốt còn thì tất cả đều có thể hình bình thường (trái với suy nghĩ của nhiều người, làm bếp nhất định phải to béo). Một người nhắm chạc cũng tầm tuổi tôi dẫn về phòng trọ gần đó để cất đồ. Tôi nhanh chóng đi theo và khi trở lại thì nhận được một cái nhìn từ đầu đến chân của sư phụ tôi, sau khi đưa ánh mắt từ chân ngược trở lại lên đầu tôi, ông mới cất tiếng: “Đủ mẻ…ẻ… ăn mặc dzầy sao làm mầy”. Một người, sau này tôi mới biết tên là Chín (do là con thứ 8) trong gia đình đỡ lời: ...

Đường vào nghề bếp: (phần 01) Bỏ mối Hải sản

Ấy là một buổi chiều tháng 11, tôi không nhớ chính xác ngày nào, tôi nhập môn nghề bếp .  Đó là một công việc mà bố tôi coi khinh, nhiều người coi khinh, nhưng có hề gì, quan trọng là tôi thích. Nghĩa là sau khi trượt đại học với một số điểm khá cao, tôi chán nản và cáu gắt, nhưng chưa suy sụp. Mẹ tôi chỉ biết buồn, bố tôi chỉ biết trách, còn tôi thì cười nhạt, chẳng có gì rõ rệt.  Gì tôi, một người phụ nữ từng trải, tay trắng làm nên, có lẽ đoán được những điều sẽ tới nên mời tôi vào chơi nhà gì ở trong Gia Lai. Tôi phải tô đậm và in nghiêng chữ mời, bởi vì nó đúng là tôi được mời, nhưng sự thực thì gì tôi đã tính toán để kéo tôi ra khỏi sự suy sụp hoặc bất cần của chính bản thân mình trong tương lai gần. Điều ấy sau này tôi mới nghiệm ra. Gi tôi có một cơ sở bỏ mối hải sản đông lạnh ở trong Gia Lai, nhập Hải sản đông lạnh từ Sài Gòn và bỏ cho các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và cả Kon Tum. Ngày ấy mới có Sapa Na Uy, cá hồi, cá trứng Nhật Bản… rồi thì bọ cạp,...

Cơm chiên cá mặn

Cá chéc là loại thích hợp nhất để làm Cơm chiên cá mặn . Cá ngon thì phải uớt, mểm mại, dẻo, thịt màu hồng, da cá màu xám ánh xanh. Cá mặn nói chung khá mặn, nên khi chiên cơm cá mặn ta chỉ cần 1 miếng nhỏ, không nêm muối mà chỉ nêm bột ngọt và chút hạt nêm thôi. » Cơm chiên Dương Châu » Cơm cháy nồi đồng Cá Chéc Nguyên liệu: -  Khô  cá thu hoặc cá chéc: 200 g - Thịt gà nạc: 200 g - Cơm nguội: 1 tô lớn - Bắp cải: 200 g - Đậu đũa hoặc đậu cô ve: 100 g -  Dầu ăn: 4 thìa Gia vị: mì chính, hạt nêm, xì dầu, tiêu, tỏi băm Rau mùi. Một đĩa cơm chiên cá mặn Cách làm: - Các chéc thái hạt lựu nhỏ - Với khô cá thu các bạn rửa sạch, ngâm qua đêm, hoặc ngâm trong nước sôi cho mau được. Khi khô cá đã mềm thì xé thành từng thịt, để ráo. - Thịt gà nạc rửa sạch, thái hạt lựu, trần qua nước sôi, vớt ra để ráo, ướp tiêu và tỏi băm. - Bắp cải rửa sạch, dung dao bào bào mỏng. - Cơm nguội dùng để chiên cơm là loại hơi khô hơn cơm thường một...

Phở cuốn Hà Nội

Phở cuốn : một người anh em trong họ hàng nhà phở. Món này ngon, ăn vào mùa hè rất hợp. Có điều Bí Ngô thuộc dạng lười và hơi thiếu kiên nhẫn nên với mấy món cuốn thường ra quán hơn là tự làm ở nhà.   Ở công ty, buổi trưa thình thoảng vẫn ra Ngũ Xá mua về ăn, thường thì gọi một phần phở xào giòn (50 – 70k) và 2 đĩa phở cuốn. Nói chung họ cuốn chuyên nghiệp rồi nên cuốn phở rất vừa ăn chứ không bự tổ chảng như của mình. Phở cuốn Hà Nội Nguyên liệu: - Bánh phở tươi chưa thái: - 300g -  Thịt bò mềm: 500g - Hành tây: 1 củ - Tỏi: 1 củ - Xà lách, rau mùi và rau thơm - Gia vị: mì chính, tiêu, hạt nêm, đường. - Nước chấm: gồm tỏi băm, ớt, chanh, su hào, cà rốt, tương ớt. Một thoáng tính khôi với Phở cuốn Cách làm:  - Tỏi đập dập, để một ít pha mắm, còn để xào với thịt bò. - Thịt bò thái miếng mỏng, ướp với gia vị, tỏi và một chút dầu ăn để thịt bò mềm (có thể cho thêm chút dầu hào). - Hành tây thái mỏng - Rau...

Phở xào mềm

Phở xào mềm : nên dùng bò file, thăn bò là ngon nhất. Bạn nào thích giòn dai, có thể dùng thịt bắp bò. Thịt bắp hơi khó thái, mà nếu không thái mỏng thì ăn sẽ dai. Các bạn có thể cho bắp vào ngăn đá tủ lạnh, để hơi cứng rồi thái, lúc ấy sẽ dễ dàng hơn.  Nguyên liệu: Bánh phở: 400 g Dầu ăn: 100 g Hành tây: 100 g Tim, bầu dục: 200 g Cần, tỏi tây: 100 g Cà chua: 150 g Mộc nhĩ, hành hoa, cà rốt, đu đủ xanh, xà lách, rau thơm, mùi, hành tỏi khô, dấm, đường, chanh, ớt, nước mắm, muối, hạt tiêu, mì chính, xì dầu, gừng, bột đao, tương ớt, rau cải trắng. Cách làm:   Bánh phở gỡ tơi, ướp mì chính, xì dầu. Tim, bầu dục, thái mỏng to bản, ướp hạt tiêu, mì chính, muối, hành tỏi khô, gừng. Hành tây, cà chua bổ miếng cau. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái miếng hình chữ nhật, đu đủ, cà rốt cắt tỉa làm dưa góp. Rau cải trắng cắt khúc 3 cm. Phi thơm hành, mỡ, cho bánh phở vào xào xém cạnh, xúc ra đĩa. Cho tiếp mỡ vào chảo phi thơm hành tỏi xào tim bầu dục chín...