Chuyển đến nội dung chính

Những thứ chuyên môn

Những thứ quà đặc biệt riêng của từng vùng, ngày trước ta có nhiều Ninh Giang có bánh gai, Yên Viên có bánh giò, Lim có bánh lam, Ghềnh có bánh dài và chả nướng, Quán Gánh có bánh giầy tròn, Nam Định có bánh bàng, Hải Dương có bánh đậu ... Những thứ quà ấy nơi thì còn giữ được vị ngon như cũ, nơi thì chỉ có cái tiếng không. Người sành ăn bây giờ mỗi ngày một ít, người ưa chuộng của tốt cũng không còn có nhiều. Người ta bây giờ chỉ ham cái sự rẻ, và chỉ cần có cái mầu mỡ bên ngoài. Sự giả dối, điêu ngoa, và luộm thuộm, thay thế cho sự thật thà, cẩn thận. Không cứ gì trong các thức ăn, cả đến những sản phẩm khác cũng vậy.

Nhà đạo đức thì lấy thế làm lo riêng cho cái tinh thần của nước nhà, nhưng người sành ăn thì lo riêng cho cái vị ngon của những thức quà đáng quý. Cái nọ không phải là không có liên lạc đến cái kia: biết ăn, tức đã là một điều tiến bộ lớn trong các điều tiến bộ, nếu không phải là trong hàng những điều quan trọng nhất.

Những ý nghĩ về thế đạo trên này không khỏi lôi kéo chúng ta đi xa quá.

Món ngon với bánh quê

Vậy thì, nếu nơi nào có thức "chuyên môn" riêng của nơi ấy thì Hà Nội cũng có thức chuyên môn riêng của ba mươi sáu phố phường.

Một người Hà Nội về thăm quê, muốn đem ít quà thật là đặc biệt, thì người ấy lựa chọn những thứ gì?

Bánh cốm hàng Than ... Một thứ bánh ngon mà cũng không đắt, một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu. Bánh cốm chính là thứ bánh cưới, trao đi đổi lại trong những mùa thu, để chứng nhận cho cái sung sướng của cặp vợ chồng mới, và cái vui mừng của họ hàng. Vuông vắn như quyển sách vàng, bọc lá chuối xanh buộc lạt đỏ; cái dây lạt đỏ như sợi dây tơ hồng buộc chặt lấy những cái ái ân. Nhân đậu xanh giã nhuyễn, vương mấy sợi dừa, và đường thì ngọt đậm. Có lẽ chúng ta có quyền phàn nàn rằng cái thứ bánh ấy và nhiều thức bánh khác của ta nữa, phần nhiều ngọt quá, ăn hay chóng chán. Nhưng bánh mừng đám cưới lại nhạt ư? Cho nên họ làm ngọt, hết sức ngọt, để tận tình dung cái đằm thắm của cặp vợ chồng (cũng vì thế mà tình yêu chóng chán).

Bánh cốm thường đi đôi với bánh xu xê. Cái tên kỳ khôi này ở đâu mà ra? Thứ bột vàng và trong như hổ phách ấy, dẻo và quánh dươi hàm răng, là một thứ bánh rất ngon. Dù sao, cũng là một thứ bột thẳng thắn, vì nó dễ cho ta đoán trước để mà thèm thuồng những cái ngon ngọt hơn ẩn náu bên trong. Qua cái màu vàng óng ánh ấy, màu trắng của sợi dừa và màu vàng nhạt của đậu thêm một sắc nóng ấm và thân mật. Tôi bao giờ cũng ưa thức ăn nào có một hình sắc đẹp đẽ cái đẹp lúc trông ngắm giúp nhiều cho cái thưởng thức lúc ăn lắm.
Món ăn ngon với bánh cốm
Hai thứ bánh cốm và bánh xu xê của Hàng Than Hà Nội, có thể nói là đã là nổi tiếng khắp Bắc Kỳ, từ kẻ chợ cho đến thôn quê. Ở Hàng Than, chỉ có hai nhà là chín hiệu. Ngày xưa, tên người làm bánh cũng bất tử liền theo với thứ bánh họ làm ra. Cái danh tiếng của cả một gia đình ghi trên nền lá chuối và tôi tưởng cô con gái của gia đình ấy chắc hẳn là đắt chồng. Bây giờ, cái tên hiệu được ghi nhớ hơn. Nhà bánh cốm "Nguyên Ninh" tôi tưởng là một nhà làm bánh cốm cũng đã lâu đời, cùng với nhiều nhà khác. Họ biết giữ cho cái vị bánh được ngon đều, và điều này cần nhất, biết thay đổi trong cách trình bày và trang điểm cho thứ quà được lịch sự và trang trọng thêm lên.

(Một nồi cốm thắng đường, lúc lấy ra, thế nào cũng còn lại ít nhiều chỗ cháy. Cái thứ cháy cốm ấy, ngọt sắc và dẻo cũng như "mè xửng", người ta bán năm xu một miếng cho những người ít tiền dùng, nhất là những người nghèo mà lại đánh bạn với ả Phù Dung, là những người tìm được cái ngon bất cứ ở thứ quà gì).

Một nhà khác ở phố Hàng Giấy mà tôi không còn nhớ số nhà hiện giờ làm những bánh cộng cũng khá ngon. Đó là một thứ bánh vuông và nhỏ, bột xanh thẫm như là mảnh cộng, tất nhiên, ăn mềm và thơm. Tôi không rõ họ có làm bánh gấc nữa không: hai thứ bánh ấy vốn đi đôi với nhau, một thứ xanh, một thứ đỏ. Người ta vẫn ăn, nhưng chỉ ăn thỉnh thỏang. Vì các thứ bánh bột của ta đều phải một tật là chất bột nặng quá. Nếu làm cách nào làm cho thứ bộ "nhẹ" hơn, thì những thứ bánh ấy mới có thể bán nhiều được.

>>> Bánh đậu
<<< Còn quà Hà Nội

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sinh tố chuối - nha đam - sữa chua

Sinh tố chuối - nha đam - sữa chua thanh mát rất hợp với những ngày hè nắng nóng. NGUYÊN LIỆU - Chuối: 3 quả - Nha đam: 40 gr - Sữa chua: 2 hộp - Đường: 1 thìa canh - Đá bào: 250 gr CÁCH LÀM - Chuối bóc bỏ vỏ, cắt lát. - Nha đam rửa sạch, gỏ bỏ vỏ sanh bên ngoài. Phần thịt nha đam cắt hạt lựu, trần qua nước sôi. - Cho chuối, nha đạp, sữa chua, đường, đá bào vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. - Dọn sinh tố ra ly và thưởng thức. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm Sinh tố chuối - nha đam - sữa chua !

Nem Hồng Kông

Nem Hồng Kông cũng gần tương tự như nem hải sản. Nem có vỏ giòn, nhân mềm, thơm mùi thủy sản, có vị ngọt, béo ngậy của sốt. »  Tôm hấp lá sen »  Bào ngư xào nấm »  Khâu nhục Quảng Đông NGUYÊN LIỆU - Lá bánh Hồng Kông: 20 cái - Mực tươi: 70 gr - Thịt cua: 50 gr - Tôm nõn: 70 gr - Trứng gà: 2 quả - Bột cà mỳ trắng: 150 gr - Sốt mayone: 100 gr - Nấm tươi: 50 gr - Hành tây: 50 gr - Hạt tiêu: 5 gr - Muối gia vị: 2 gr - Dầu ăn: 1 lít Nem Hồng Kông

Chả hấp chay

Chả hấp chay sẽ mang đến cho các bạn một món ăn thanh đạm nhưng rất ngon miệng, lại giàu dinh dưỡng. NGUYÊN LIỆU - Đậu trắng: 2 bìa - Nấm hương - Mộc nhĩ - Củ năng - Cà rốt - Tỏi tây - Ớt - Bún tàu - Chao - Bột năng - Dầu điều - Dầu ăn - Hạt tiêu xay - Đường CÁCH LÀM - Đậu hũ các bạn trụng qua nước sôi trong khoảng 3 phút, sau đó vớt ra vắt ráo rồi cho vào cối quết nhuyễn. - Chao cho vào bát con, tán nhuyễn. - Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi đem xắt sợi. - Củ năng cắt hạt lựu nhỏ, vắt bỏ nước. - Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, cắt bở chân rồi đem cắt sợi. - Ớt sừng bỏ hạt, thái lát. - Bún tàu ngâm nở rồi đem cắt khúc ngắn (1 cm). - Tỏi tây lấy phần cọng trắng, cắt nhỏ rồi phi thơm với dầu ăn. - Trộn đều nấm hương và mộc nhĩ với 1/2 tiêu xay. Tiếp đó cho đậu hũ vào trộn chung cùng với các loại rau củ và tỏi tây đã phi thơm. Nêm: 1 thìa chao + 1 thìa bột bắp + 1 thìa đường + 1 thìa cà phê bột ngọt, trộn đều. - Thoa 1 lớp dầu ăn vào đáy bát, cho phần nhân đã chuẩn bị ở trên vào, ép chặt. Cho chả...