Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Lẩu gà lá giang

Lẩu gà lá giang là một loại lẩu chua, với vị chua đặc trưng của lá giang, thơm mùi sả vị chua và có thể hơi cay theo khẩu vị của người ăn, ngọt tự nhiên của thịt gà. Lẩu gà lá giang  có hương vị khá đặc trưng, các gia vị thường đi với lẩu gà thì ngoài sa tế, Bí Ngô thấy cho ngải cứu và các loại nấm không hợp cho lắm. Tuy nhiên các bạn có thể thử, vì khẩu vị mỗi người là khác nhau. »  Lẩu gà nấm »  Nộm rau câu thịt gà »  Canh đậu trắng thịt gà Lá giang

Lẩu bò sa tế

Lẩu bò có hai vị cơ bản là   lẩu bò sa tế và lẩu bò vị thuốc bắc . Lẩu bò vị thuốc bắc trưng bởi hoa hồi, thảo quả, quế chi, các vị thuốc bắc, vị ngọt, không cay. Còn lẩu bò sa tế cũng là lẩu ngọt, nhưng cay và thơm mùi sả, hành. Bí Ngô đã từng đọc ở đâu đó, một bài viết cho rằng   Lẩu bò là sự nâng cấp từ phở với nước là nước dùng phỏ bò và ăn cùng bánh phở. Bí Ngô chưa từng thử qua cái lẩu nào giống thế. Hai loại lẩu mà mình biết trừ vài gia vị đặc trưng của phở như: hoa hồi + thảo quả + quế chi và nước dùng được ninh từ xương bò (cái này là đương nhiên), còn thì chẳng có liên quan gì nhiều tới phở bò cả. »  Lẩu sa tế Hải sản »  Lẩu hoa quả »  Lẩu riêu cua bắp bò

Lẩu sa tế Hải sản

Lẩu sa tế cũng có rất nhiều biến thể khác nhau như lẩu sa tế tôm, lầu bò sa tế, lẩu sa tế bò viên... Hôm nay Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách nấu Lẩu sa tế hải sản . Một số bạn hay nhầm   lẩu sa tế với lẩu Thái , lẩu chua cay . Tuy cùng cay nhưng rất khác nhau: lẩu thái chua cay đậm và có hương vị đặc trưng của sả, lá chanh và giềng. Lẩu chua cay thì dịu hơn, ít cay hơn. Còn lẩu sa tế thì lại là lẩu ngọt chứ không phải lẩu chua và có hương vị đặc trưng của sa tế.

Lẩu hoa quả

Lẩu hoa quả hay còn gọi là lẩu trái cây xuất hiện ở Việt Nam khoảng 10 năm nay. Món này ngày trước khi Bí Ngô mở quán cũng có làm thử, nói chung ý kiến của khách ăn là: "ngon, nhưng không có rau cảm giác nó cứ thiêu thiếu thế nào ấy". Ngày ấy khi làm lẩu này Bi Ngô sử dụng nước lẩu chua cay, các hoa quả chủ yếu là lê, táo, dâu tây... Mình nhận thấy một điểm là các loại hoa quả vốn đã ăn ngay được => không nên đun kĩ, mất ngon và hao vitamin; hai là dâu tây chỉ nên cho vào để lẩu đẹp và nước thơm còn dâu tây cho vào nhúng dù sơ qua thì vẫn nhũn, vị chua, hơi nồng, khó ăn. Sau những thất bại và thử nghiệm thì hôm nay Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn   cách nấu lẩu hoa quả vẫn là nước lẩu chua cay, nhưng vị không đậm như lẩu Thái, lẩu hải sản chua cay. Nước dùng sử dụng chủ yếu là nước dùng rau củ, thịt nhúng là hải sản và có rau nhúng kèm. Món lẩu này khó ngon, lạ vị và nhất là có rất nhiều vitamin giúp chị em đẹp da, tăng cường chất xơ, giúp tăng nhu động ruộ...

Lẩu gà nấm

Đang đợt nghỉ tết dương là lạnh lạnh thế này làm nồi   lẩu gà nấm ăn thì khoái biết mấy. Nước lẩu gà có nấm hương cứ gọi là thơm phưng phức. Mà ngọt thì không gì bằng. Nấm giòn dai, rau xanh mướt... thêm chút sa tế cay cay thì... thôi. Trời đang đẹp quá mà cứ mong có chút mưa phùn, lạnh hơn tí nữa, măm cho nó đã! »  Nộm rau câu thịt gà »  Canh đậu trắng thịt gà »  Măng tươi xào thịt gà NGUYÊN LIỆU - Gà ta: 1 con (khoảng 1,5 - 2 kg) - Nấm rơm: 200 gr - Nấm kim châm: 200 gr - Nấm đùi gà: 200 gr - Nấm hương tươi: 100 gr - Khoai môn: 1 củ nhỏ khoảng 300 gr - Đậu phụ: 4 bìa - Sả: 2 củ - Hành hoa: 20 gr - Rau nhúng lẩu: cải thảo, cải gọt, rau muống, kèo nèo... - Nước lẩu: 500 gr xương gà, 1 bắp ngô mỹ. - Gừng tươi: 1 nhánh - Tiêu sọ: gr - Sa tế - Bún (hoặc mì) Lẩu gà nấm

Lẩu đầu cá hồi măng chua

Lẩu đầu cá hồi nấu măng chua rất hợp nhau. Đầu cá béo hòa hợp với vị chua của măng, cùng tôn nhau lên. Măng chua cũng rất hợp với các loại thủy sản tanh hoặc béo như: cá chình, lươn, cá nhám... vì vị chua làm cho các thực phẩm này béo mà không ngậy, không còn mùi tanh. Nước lẩu có màu vàng nhạt, vì chua cay ngọt vừa ăn, thơm mùi sả, rau ngổ, mùi tàu. »  Bóng cá dưa nấu thả »  Cá hấp sả gừng »  Cá quả kho củ cải NGUYÊN LIỆU - Đầu cá hồi: 1 kg - Măng chua: 300 gr - Sả: 3 củ - Ớt xay: 1/2 thìa cà phê - Cà chua: 2 quả - Me xanh: 3 quả - Dứa: 1/4 quả - Rượu gừng - Bột nghệ - Dầu ăn - Gia vị: Mì chính, muối, đường, nước mắm - Rau ăn lẩu: rau muống, hành lá, kèo nèo, giá, chuối bào, hành lá, đậu bắp... - Gia vị cho vào lẩu: hành phi, mỡ tỏi, rau ngổ (rau ôm), mùi tàu (ngò gai), ớt sừng. - Bún tươi. Lẩu đầu cá hồi măng chua

Cuộc thi đầu bếp trẻ quốc tế Lee Kum Kee 2014

Dưới đây là một số hình ảnh từ   Cuộc thi đầu bếp trẻ quốc tế Lee Kum Kee 2014.. Cuộc thi qui tụ các đầu bếp đến từ 48 quốc gia châu Á. »  Trang phục từ sữa cho các siêu nữ anh hùng »  Chung kết 'Chiếc thìa vàng' 2014 »  Chiếc Thìa Vàng 2014 - Bán kết Miền Nam Tài năng của các thí sinh ở vòng thi cắt tỉa rau củ quả khiến cho người xem phải thán phục. Từ những loại rau củ quả bình thường qua bàn tay tài hoa của người đầu bếp đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật vô cùng sống động. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên với những bông hồng được tỉa trên dưa hấu, những bông cúc trắng muốt được "chuốt" từ củ cải trắng. Thậm chí thật khó phân biệt được những bông hoa thược dược được cắt tỉa được cắm cũng hoa thật trong một lẵng hoa. Bên cạnh đó là những bình, thố từ bí xanh, bí đỏ, cá thần tiên được tỉa từ khoai môn, đèn lồng dưa hấu...  Bình bí xanh