Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Sa lát trộn dầu dấm

Xà lách trộn dầu dấm là món ăn ngon dễ làm, rất thích hợp khi măm cùng với các món thịt nướng, thịt nguội, hoặc thịt xông khói.  Món này nguyên thủy không có trứng, nhưng sau này có rất nhiều biến thể khác nhau. Các bạn có thể mua một hộp cá sốt cà, nhỏ thôi ở siêu thị, phi hành thơm,   xào qua rồi đổ lên trên là các bạn có món xà lách trộn cá. Hoặc mua thịt xông khói, nướng sơ hoặc áp chảo rồi thái mỏng rắc lên trên. Ở đây thì mình dùng trứng luộc, nên đúng ra phải gọi là xà lách trộn dầu dấm + trứng luộc mới phải. Nhưng thôi, gọi là gì thì gọi, măm ngon là được… Nguyên liệu: Rau xà lách : 100 g Giá đỗ : 100 g Trứng : 1 quả Hành tây : 150 g Dưa chuột : 200 g Cà chua : 150 g Gia vị : Muối,   đường, dấm, ớt, tỏi, dầu ô liu Sa lát trộn dầu dấm nguyên thủy Cách làm: Các loại nguyên liệu rửa sạch, vảy ráo nước, cà chua thái lát, hành tây thái mỏng vừa. Dưa chuột bổ đôi theo chiều dọc, nạo bớt ruột thái ...

Bánh Đậu

Chắc nhiều bạn đọc còn nhớ cái thứ bánh đậu Hải Dương, đã nổi tiếng, mà ngày bé, chúng ta thường nhận được do tay bà mẹ đã đi đâu một chuyến xa về? Cái thứ bánh đậu khô, bột nhỏ như phấn, đóng hình vuông, có in dấu một hai chữ triện. Thuở nhỏ, chúng ta thích ăn thức quà ấy lắm, nhưng nếu chúng ta mắc bệnh ho, thì không khỏi lắm lúc bực mình. Miếng bánh vừa bỏ mồm chưa kịp nuốt, một cơn ho đã làm bật ra ngoài như làn khói ... Mắt chỉ còn tiếc ngẩn ngơ nhìn. Bây giờ là thứ bánh đậu Hải Dương ấy không còn nữa. Có lẽ người ta thấy cái bất tiện của bột khô cho các trẻ bé và cho các ông cụ già. Ở Hà Nội, người ta làm một thứ bánh đậu ngon hơn, đó là một thứ bánh đậu ướt, thứ bánh đậu có mỡ. Một thứ bánh để ăn trong khi uống chè tàu, cái vị béo ngọt của bánh rất ăn với cái vị đắng của nước chè. Đó là thức bánh rất hợp dùng trong lúc thưởng thức ấm chè ngon và tôi lấy làm tiếc rằng sao người ta lại không nghĩ chế ra một vài thứ bánh tương tự như thế nữa; để có đủ bánh mà ...

Nộm thập cẩm

Nộm thập cẩm , lẩu thập cẩm, xào thập cẩm, cơm chiên thập cẩm... thập không có nghĩa là mười, mà là nhiều các bạn nhé. Nghĩa là khi làm các món này các bạn có thể tùy ý thêm bớt các loại nguyên, phụ liệu. 3 – 4 – 5 cũng là thập, mà 13 – 14 – 15 cũng là thập. Vấn đề là ở khả năng, ý thích của mỗi người và hoàn cảnh cụ thể thôi. Trước mình mở hàng ăn, theo đúng công thức thì xào thập cẩm về rau thì phải có: cải xanh, cải thảo, cà rốt, nấm rơm, nấm mèo. Về hàng thịt thì phải có: thịt heo, thịt bò, gan heo, bóng, tôm, mực, cá viên. Gặp hồi khách đông thì cải xanh, cải làn, cải chíp cũng cho vào xào, rồi đến hồi, còn gì bán nấy, miễn là cân được vị là khách hàng ok. Nguyên liệu : Đu đủ, cà rốt nạo: 200 g Dưa chuột tươi: 100 g Lạc nhân: 100 g Thịt nạc mông (thăn): 100   g Giá đỗ: 100 g Giò lụa: 50 g Vừng trắng: 20 g Trứng vịt: 1 quả Chanh: 1 quả Gia vị: Muối, dấm, tỏi,   ớt, rau thơm, rau mùi, kinh giới, đường, nước   mắm. Cách làm: Đu đủ, c...

Những thứ chuyên môn

Những thứ quà đặc biệt riêng của từng vùng, ngày trước ta có nhiều Ninh Giang có bánh gai, Yên Viên có bánh giò, Lim có bánh lam, Ghềnh có bánh dài và chả nướng, Quán Gánh có bánh giầy tròn, Nam Định có bánh bàng, Hải Dương có bánh đậu ... Những thứ quà ấy nơi thì còn giữ được vị ngon như cũ, nơi thì chỉ có cái tiếng không. Người sành ăn bây giờ mỗi ngày một ít, người ưa chuộng của tốt cũng không còn có nhiều. Người ta bây giờ chỉ ham cái sự rẻ, và chỉ cần có cái mầu mỡ bên ngoài. Sự giả dối, điêu ngoa, và luộm thuộm, thay thế cho sự thật thà, cẩn thận. Không cứ gì trong các thức ăn, cả đến những sản phẩm khác cũng vậy. Nhà đạo đức thì lấy thế làm lo riêng cho cái tinh thần của nước nhà, nhưng người sành ăn thì lo riêng cho cái vị ngon của những thức quà đáng quý. Cái nọ không phải là không có liên lạc đến cái kia: biết ăn, tức đã là một điều tiến bộ lớn trong các điều tiến bộ, nếu không phải là trong hàng những điều quan trọng nhất. Những ý nghĩ về thế đạo trên n...

Nộm hoa chuối

Nộm hoa chuối là một món ăn mang đặc trưng miền Bắc, với những nguyên liệu “vườn nhà”. Ấy là nói vui theo cách của mấy bác nhà văn, chứ ở thời buổi tấc đất – tấc vàng này còn mấy nhà có vườn để mà trồng rau. Ngay như câu: “Rau La – Húng Láng”,  hàng ngày Bí Ngô đi làm đi học, cả Láng Trung – Láng Thượng – Láng Hạ, tới đường La Thành, chỉ thấy nhà cao tầng, chẳng nổi 1 cm trồng rau. Nói lòng vòng mãi thôi thì chốt lại là cái món nộm hoa chuối ấy – nó dân dã lắm ! Nguyên liệu Hoa chuối tây: 200 g Hành tây: 50 g Vừng: 20 g Thịt nạc vai: 100 g Giá đỗ: 100 g Tai lợn: 50 g Lạc rang: 50 g Chanh: 1 quả   Cách làm: Hoa chuối sơ chế  sạch, thái mỏng, ngâm nước có pha dấm, ngâm 15 phút vớt ra để ráo. Tai lợn sơ chế, luộc chín, thái mỏng ướp tiêu, muối, lá chanh, nước cốt chanh. Thịt nạc vai luộc chín, thái chỉ, ướp hạt tiêu, muối. Lạc, vừng rang vàng, xát vỏ, giã dập. Ớt bỏ hạt, băm nhỏ. Giá đỗ rửa sạch. Cho hoa chuối, giá đỗ, ½ thịt, tai lợn vào liễn rướ...

Còn Quà Hà Nội

Trong một bài trước, tôi đã nói đến thứ bánh cuốn Thanh Trì, là thứ quà Hà Nội. Nhưng đây là thứ bánh không nhân, tuy cũng gọi là bánh cuốn, mà không cuốn gì hết. Hà Nội còn thứ bánh cuốn khác nữa, mấy lần bánh mỏng lấy nhiều vị làm nhân mà gần đây được người hàng phố hoan nghênh đặc biệt. Chắc nhiều người còn nhớ hương vị của những chiếc bánh cuốn "hai mươi bốn gian". Thuở ấy, Hai mươi bốn gian còn là một xóm thịnh vượng của cô đầu, mà sự hoạt động vui vẻ còn kéo dài mãi đến đêm khuya. Trước cửa những nhà hát ấy, về phía bên này đường xe điện, có một chiếc nhà lá bé con, ẩn núp dưới bóng cây xoan xanh tốt. Trong cái nhà nghèo nàn ấy tự mười hai giờ đêm cho tới sáng, một bà già và hai cháu nhỏ cúi mình trên một cái nồi con bí mật làm ra những chiếc bánh cuốn nóng sốt và ngon lành. Khách chơi đêm khi lách nhìn qua cửa liếp vào, đã ngửi thấy mùi hành thơm phi mỡ, và trông thấy làn khói trắng bốc lên ở chiếc nồi. Của đáng tội, bành cuốn của bà cụ, cứ kể về ...

Thịt lợn kho tàu

Thịt lợn kho tàu thích hợp ăn vào mùa đông, cùng với cơm nóng. Nhưng thỉnh thoảng hứng chí, Bí  Ngô vẫn làm, kể ra thịt lợn kho tàu ăn với canh cua, cơm chỉ ấm hoặc nguội cũng ngon như thường. »  Th ịt kho tr ứng chim c út »  Thịt ba chỉ kho dừa  NGUYÊN LIỆU - Thịt sấn mông (hoặc vai): 500 gr - Đường phèn (mật) 50 gr - Rượu trắng: 1 thìa canh - Húng lìu ( hoặc ngũ vị hương): 1 gói khoảng 10 gr - Hành khô: 1 củ - Hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, hạt tiêu xay, nước hàng. Thịt lợn kho tàu