Chuyển đến nội dung chính

Đường vào nghề bếp: (phần 01) Bỏ mối Hải sản


Ấy là một buổi chiều tháng 11, tôi không nhớ chính xác ngày nào, tôi nhập môn nghề bếp

Đó là một công việc mà bố tôi coi khinh, nhiều người coi khinh, nhưng có hề gì, quan trọng là tôi thích. Nghĩa là sau khi trượt đại học với một số điểm khá cao, tôi chán nản và cáu gắt, nhưng chưa suy sụp. Mẹ tôi chỉ biết buồn, bố tôi chỉ biết trách, còn tôi thì cười nhạt, chẳng có gì rõ rệt. 

Gì tôi, một người phụ nữ từng trải, tay trắng làm nên, có lẽ đoán được những điều sẽ tới nên mời tôi vào chơi nhà gì ở trong Gia Lai. Tôi phải tô đậm và in nghiêng chữ mời, bởi vì nó đúng là tôi được mời, nhưng sự thực thì gì tôi đã tính toán để kéo tôi ra khỏi sự suy sụp hoặc bất cần của chính bản thân mình trong tương lai gần. Điều ấy sau này tôi mới nghiệm ra.

Gi tôi có một cơ sở bỏ mối hải sản đông lạnh ở trong Gia Lai, nhập Hải sản đông lạnh từ Sài Gòn và bỏ cho các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và cả Kon Tum. Ngày ấy mới có Sapa Na Uy, cá hồi, cá trứng Nhật Bản… rồi thì bọ cạp, dế cơm… đủ cả. Dân nhậu thích, đám cưới cũng chuộng nên việc làm ăn cũng khấm khá.

Chơi vài ngày thì chán, tôi bắt đầu phụ giúp gì trong công việc, đầu tiên là nghe điện thoại, đi giao hàng, thu tiền, tới nữa là lên kế hoạch nhập hàng, mở rộng các mối quan hệ làm ăn. Bên cạnh đó gì chỉnh sửa tôi trong lời ăn tiếng nói, cách suy nghĩ và ứng xử trong công việc, trong cuộc sống.

Học nghề bếp và làm món ăn ngon
Qua hơn một năm, khi tôi không còn chút áy náy gì về chuyện học và thi nữa, gì tôi hỏi: “Con muốn làm gì”. Rồi tất cả các công việc thu nhập khá của thời đó đều được gì tôi đưa ra: nhôm kính, sửa chữa điện thoại, sửa xe máy… Gì nói: “học nghề để biết, biết để kinh doanh”. Gì tôi thích kinh doanh, máu làm ăn nhưng phải gánh vác quá nhiều cho giang sơn nhà chồng, các anh chị em, cháu của chú tôi, lại xuất phát điểm từ hai bàn tay trắng nên dù cố thì kinh tế cũng chỉ là khá giả, chưa thể gọi là giàu. Gì tôi có lẽ vẫn còn chút gì đó chưa bằng long và muốn gửi gắm hy vọng vào tôi. Còn các em tôi (3 đứa), gì bảo: “tụi nó quen có chú gì lo mọi việc rồi, chưa bao giờ phải lo nghĩ, không làm được”.

Tôi nói với gì là thích nghề bếp, bởi vì tôi muốn mở nhà hàng, muốn kinh doanh hàng ăn. Sau hơn một năm kèm cặp, ngoài kiến thức, cách ứng xử, tôi nhiễm luôn máu kinh doanh của gì. Mà chắc là gì tôi cũng muốn thế. Gì bảo: “Con vô Sài Gòn, chịu khó học, về mình mở quán ăn, ngon rồi thì mở nhà hàng”.

Tôi bỏ hàng và quen với rất nhiều đầu bếp ở Gia Lai, nhưng tôi biết gì muốn tôi vô Sài Gòn vì thực phẩm từ đó chuyển về, văn hóa ẩm thực cũng bị ảnh hưởng một phần từ Sài Gòn. Vả lại cái tiếng học nghệ từ Sài Gòn nghe cũng oai. Nói thế chứ rồi các bạn sẽ thấy tôi học hành và làm nghề gian khổ như thế nào.

Hai tháng sau, thông qua sự giới thiệu của một mối bỏ hàng hải sản trong Sài Gòn, tôi quen một bếp trưởng, chính là sư phụ của tôi sau này. Ông đồng ý nhận tôi, ba tháng đàu học việc không lương. Tôi gật đầu, vì nghề bếp bao ăn ở, tiền tiêu vặt thì trước khi đi gì đã lập cho tôi cái thẻ ATM và gửi vào đó một triệu, ấy cũng là năm đầu tiên thẻ này xuất hiện. Vậy ra tôi cũng là một phụ bếp ra dáng lắm.

Tạm biệt phố núi tôi bắt đầu con đường học nghề, một đam mê, một thử thách, một công việc: nghề bếp.

Nhận xét

  1. công việc này giờ tốt ko bạn ah
    vựa hải sản tphcm

    Trả lờiXóa
  2. Bạn định hỏi là làm bếp hay bỏ mối HS. HS thì hết thời rồi, vì cái thời của sapa, cá trứng, cá hồi.... đã qua. Còn làm bếp thì sống ổn nhưng mất nhiều thời gian.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sinh tố chuối - nha đam - sữa chua

Sinh tố chuối - nha đam - sữa chua thanh mát rất hợp với những ngày hè nắng nóng. NGUYÊN LIỆU - Chuối: 3 quả - Nha đam: 40 gr - Sữa chua: 2 hộp - Đường: 1 thìa canh - Đá bào: 250 gr CÁCH LÀM - Chuối bóc bỏ vỏ, cắt lát. - Nha đam rửa sạch, gỏ bỏ vỏ sanh bên ngoài. Phần thịt nha đam cắt hạt lựu, trần qua nước sôi. - Cho chuối, nha đạp, sữa chua, đường, đá bào vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. - Dọn sinh tố ra ly và thưởng thức. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm Sinh tố chuối - nha đam - sữa chua !

Nem Hồng Kông

Nem Hồng Kông cũng gần tương tự như nem hải sản. Nem có vỏ giòn, nhân mềm, thơm mùi thủy sản, có vị ngọt, béo ngậy của sốt. »  Tôm hấp lá sen »  Bào ngư xào nấm »  Khâu nhục Quảng Đông NGUYÊN LIỆU - Lá bánh Hồng Kông: 20 cái - Mực tươi: 70 gr - Thịt cua: 50 gr - Tôm nõn: 70 gr - Trứng gà: 2 quả - Bột cà mỳ trắng: 150 gr - Sốt mayone: 100 gr - Nấm tươi: 50 gr - Hành tây: 50 gr - Hạt tiêu: 5 gr - Muối gia vị: 2 gr - Dầu ăn: 1 lít Nem Hồng Kông

Chả hấp chay

Chả hấp chay sẽ mang đến cho các bạn một món ăn thanh đạm nhưng rất ngon miệng, lại giàu dinh dưỡng. NGUYÊN LIỆU - Đậu trắng: 2 bìa - Nấm hương - Mộc nhĩ - Củ năng - Cà rốt - Tỏi tây - Ớt - Bún tàu - Chao - Bột năng - Dầu điều - Dầu ăn - Hạt tiêu xay - Đường CÁCH LÀM - Đậu hũ các bạn trụng qua nước sôi trong khoảng 3 phút, sau đó vớt ra vắt ráo rồi cho vào cối quết nhuyễn. - Chao cho vào bát con, tán nhuyễn. - Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi đem xắt sợi. - Củ năng cắt hạt lựu nhỏ, vắt bỏ nước. - Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, cắt bở chân rồi đem cắt sợi. - Ớt sừng bỏ hạt, thái lát. - Bún tàu ngâm nở rồi đem cắt khúc ngắn (1 cm). - Tỏi tây lấy phần cọng trắng, cắt nhỏ rồi phi thơm với dầu ăn. - Trộn đều nấm hương và mộc nhĩ với 1/2 tiêu xay. Tiếp đó cho đậu hũ vào trộn chung cùng với các loại rau củ và tỏi tây đã phi thơm. Nêm: 1 thìa chao + 1 thìa bột bắp + 1 thìa đường + 1 thìa cà phê bột ngọt, trộn đều. - Thoa 1 lớp dầu ăn vào đáy bát, cho phần nhân đã chuẩn bị ở trên vào, ép chặt. Cho chả...