Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Làm món ăn ngon với Súp cua

Súp cua là một món ăn ngon rất dễ làm, quan trọng nhất là ở khâu xuống bột năng. Xuống quá tay thì súp đặc, xuống chưa tới thì súp loãng. Mà súp đặc hay loãng quá đều rất dễ bị vữa, hỏng. Một bát súp ngon có độ sánh vừa phải, có màu nâu của súp, xanh của rau mùi và vàng của trứng. Mùi thơm ngọt của thịt cua hòa quyện với mùi thơm của dầu vừng, rau mùi, mỡ tỏi , tiêu bắc. Món này có thể dùng để khai vị, hoặc ăn chơi ở nhà. Nguyên liệu: Thịt cua: 100g   Xương gà: 1 kg Bột năng: 50g Trứng gà: 1 quả Gia vị: Muối, đường, dầu vừng, tiêu, rau mùi, mỡ tỏi Cách làm: Xương gà rửa sạch, trụng qua nước sôi, xả lại nước lạnh cho hết bọt, tạp chất. Nấu 3 lít nước sôi, thả xương gà vào ninh lấy nước dùng. Nấu nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1,5 lít nước. Vớt bỏ xương gà, lược lấy nước trong. Bột năng hòa tan. Trứng gà đánh tan. Nước dùng sôi cho thịt cua, nêm vừa gia vị, giảm nhỏ lửa cho sôi lăn tăn, xuống bột năng vào từ từ và đều tay, khuấy cho nước dùng ...

Chè hạt sen long nhãn

Chè hạt sen long nhãn là một món ngon dễ làm , rất thích hợp trong những ngày hè nắng nóng. Bí Ngô sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món này theo hướng đơn giản nhất để các bạn có thể tự làm ở nhà để đãi bạn bè và người thân. »  Chè đỗ đen »   Bột Lọc Khoai Lang Tím »  Chè nhân sâm hạt sen NGUYÊN LIỆU Hạt sen: 100 hạt Nhãn lồng: 100 quả Đường kính: 250 g Nước hoa bưởi: 1 ml   Chè hạt sen long nhãn

Điêu khắc trên củ quả

Thực ra Bí Ngô từng nấu ăn, và được học cắt tỉa rau củ quả . Mình cũng được nhìn một số thầy cô và đồng nghiệp tỉa rau củ quả, nhưng có thể tỉa như dưới này (theo mình gọi là điêu khắc trên củ quả mới phải ) thì cũng chưa thấy tận mắt bao giờ. Cái này thì chắc chắn không dùng để ăn, cũng không dùng để bày lên bàn ăn mà ngắm đâu. Nó được làm để bày trong tủ kính để cho người ta tham quan, chụp ảnh mà thôi. Mấy cái này mình tin chắc là không dùng dao tỉa bình thường, mà phải có bộ đồ nghề riêng, giống như của mấy người chuyên điêu khắc các tác phẩm siêu nhỏ. Nói chung là tinh vi đến từng chi tiết. »  Vẽ tranh từ muối »  Nghệ thuật cắt tỉa chuối »  Tranh từ hoa quả và rau xanh Trên quả Bí ngô Trên củ dền Trên củ cải trắng Trên quả dâu tây Trên quả dứa Trên quả dưa lưới Trên củ cà rốt

Hào đút lò

Hào là món ăn ngon ưa thích của nhiều người, nhất là những người mê hải sản. Hào chế biến được thành nhiều món như: hào sống mù tạt, hào nướng mỡ hành, hào sữa nấu cháo… Nhiều người thích hào sống mù tạt vì nó ngọt, giòn và mát như một miếng thạch. Tuy nhiên hào đút lò là một món ngon khó cưỡng, đặc biệt là ở mùi thơm quyến rũ, đặc trưng của hào tươi kết hợp với trứng và phô – mai.   Nguyên liệu: Hào sống: 4 con Phô mai: 10gr Phô mai (hoặc bơ):   miếng nhỏ Mỡ tỏi: 1 thìa cà phê   Lòng đỏ trứng gà: 1 cái Hột nêm: 1/2 thìa cà phê. Cách làm: Hào rửa sạch, dùng bàn chải cọ cho hết đất cát, tách bỏ một bên vỏ. Đánh tan trứng gà, cho phô mai mỡ tỏi + bột nêm đánh tan (bạn có thể cho bơ, pho mai vào lò vi sóng hoặc đặt lên chảo, đun nóng cho chảy rồi mới trộn cùng các nguyên liệu khác).  Cho hào lên nướng trên bếp than, tới khi vỏ hào nóng, hào ra nước và hơi khô thì cho hộn hợp trưng + pho mai + gia vị vừa làm trên vào. Nướng tiếp tới khi hỗ...

Vẽ tranh bằng đồ ăn

Vẽ tranh bằng đồ ăn là một sở trường của Vivi Mac, nghệ sĩ người Pháp đã sử dụng các loại đồ ăn để tạo nên chân những người nổi tiếng thế giới. Vivi Mac chưa từng học qua một trường đào tạo về nghệ thuật, nhưng cô có thể biến các loại đồ ăn thông thường như: sữa, đường, kẹo cao su… thành chất liệu để sáng tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp. Vivi Mac đã từ học hỏi những kiến thức về nghệ thuật hội họa qua internet. Lúc đầu Mac vẽ tranh trên giấy, nhưng sau đó cô nhận ra rằng đó chưa phải là tất cả những gì cô mong muốn. Sau đó cô chuyển sang vẽ tranh ký họa và body paiting (vẽ tranh trên cơ thể người). Cuối cùng cô cũng tìm ra sở thích mới đủ sức thỏa mãn đam mê sáng tạo và tạo nên sự khác biệt cho các tác phẩm của mình: vẽ tranh bằng đồ ăn . Khay nhựa đựng thức ăn là nơi thể hiện các tác phẩm của Mac với nguyên liệu chính là sữa, cà phê, cùng với một ống nhựa dùng để tạo hinh. Không phác họa trước, Mac vẽ theo cảm xúc, trí tưởng tượng của mình. Với những nét vẽ hết sức chu...

Đường vào nghề bếp (phần 02): Nước, chanh và ớt

Sư phụ nghề bếp của tôi là một người to béo, khoảng 40 tuổi. Ông đón tôi tại nhà người bỏ mối hải sản và chở thẳng xuống nhà hàng mà ông đang đứng bếp. Đó là một nhà hàng lớn với bốn sảnh, một sảnh tiệc cưới, một sảnh sân vườn, một khu nhạc sống và một dãy phòng lạnh. Khu bếp được thiết kế sâu, phía trong cùng của nhà hàng, to và khá thoáng, có khu rửa riêng. Sư phụ tôi nói: “cho mày vào bếp lớn, nhiều việc, mau thành nghề”.  Tôi chào khắp anh em một lượt, tám người cả thảy, nói chung trừ sư phụ tôi béo tốt còn thì tất cả đều có thể hình bình thường (trái với suy nghĩ của nhiều người, làm bếp nhất định phải to béo). Một người nhắm chạc cũng tầm tuổi tôi dẫn về phòng trọ gần đó để cất đồ. Tôi nhanh chóng đi theo và khi trở lại thì nhận được một cái nhìn từ đầu đến chân của sư phụ tôi, sau khi đưa ánh mắt từ chân ngược trở lại lên đầu tôi, ông mới cất tiếng: “Đủ mẻ…ẻ… ăn mặc dzầy sao làm mầy”. Một người, sau này tôi mới biết tên là Chín (do là con thứ 8) trong gia đình đỡ lời: ...

Đường vào nghề bếp: (phần 01) Bỏ mối Hải sản

Ấy là một buổi chiều tháng 11, tôi không nhớ chính xác ngày nào, tôi nhập môn nghề bếp .  Đó là một công việc mà bố tôi coi khinh, nhiều người coi khinh, nhưng có hề gì, quan trọng là tôi thích. Nghĩa là sau khi trượt đại học với một số điểm khá cao, tôi chán nản và cáu gắt, nhưng chưa suy sụp. Mẹ tôi chỉ biết buồn, bố tôi chỉ biết trách, còn tôi thì cười nhạt, chẳng có gì rõ rệt.  Gì tôi, một người phụ nữ từng trải, tay trắng làm nên, có lẽ đoán được những điều sẽ tới nên mời tôi vào chơi nhà gì ở trong Gia Lai. Tôi phải tô đậm và in nghiêng chữ mời, bởi vì nó đúng là tôi được mời, nhưng sự thực thì gì tôi đã tính toán để kéo tôi ra khỏi sự suy sụp hoặc bất cần của chính bản thân mình trong tương lai gần. Điều ấy sau này tôi mới nghiệm ra. Gi tôi có một cơ sở bỏ mối hải sản đông lạnh ở trong Gia Lai, nhập Hải sản đông lạnh từ Sài Gòn và bỏ cho các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và cả Kon Tum. Ngày ấy mới có Sapa Na Uy, cá hồi, cá trứng Nhật Bản… rồi thì bọ cạp,...