Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ốc bươu hấp sả ớt

Ốc bươu hấp sả là một món ngon dễ làm , rất phù hợp với dân nhậu, vỉa hè. Ở miền Bắc, vào mỗi độ chớm thu, hay giữa đông giá lạnh, cái thu vui thưởng thức ốc vỉa hè càng trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Nguyên liệu: Ốc bưu: 2 kg Sả: 5 cây, đập dập, cắt làm đôi Ớt sừng: 1 quả Gia vị: Mì chính, muối Cách làm: Ốc rửa sạch, ngâm trong nước có pha ớt, thả vào đó một con dao, hay một vật dụng bằng sắt để ốc nhả hết bùn đất. Sau 3 – 4 giờ ngâm cho   hết bùn đất, đem ốc luộc sơ qua trong nước, có sả và chút muối để khử mùi tanh. Chỉ nên luộc trong vài phút cho đến khi ốc rơi vảy (miệng) ra là được. Đun kĩ quá sẽ mất mùi vị tự nhiên của ốc là khiến thịt trở nên nhạt. Lót một lớp sả đập dập bên dưới, cho ốc đã luộc sơ lên trên, chút gia vị (mì chính, muối), nguyên quả ớt sừng đã đập dập lên trên. Dùng bếp than hoặc bếp cồn, bếp ga mini, đun nhỏ lửa bên dưới để giữ cho ốc được nóng. Khâu quan trọng nhất trong chế biến ốc luộc hay ốc hấp gừng, hấp sả là pha nư...

Một số mẫu bánh ngọt ấn tượng

Nhìn những chiếc bánh ngọt được làm thành hình dạng các cont thú giống và sinh động đến lạ lùng. Không biết mọi người sẽ thích hay "không nỡ" thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật như thế này nhỉ? Với Bí Ngô thì có lẽ trừ khi quá đói, còn không thì chỉ để ngắm thôi chứ không nỡ ... măm đâu. Cún dễ thương Cá sấu mặc áo Một chú tê tê với lớp giáp sừng như thật Rùa con vui tính Cá hồi lên cạn ... nè ... Cún con học làm thủy thủ Hươu cao cổ thắt nơ Heo rừng dũng mãnh Bọ cạp béo ú »  Hộp cơm trưa Nhật Bản »  Cắt tỉa rau, củ, quả: Động vật ngộ nghĩnh »  Cắt tỉa rau, củ, quả - Thế giới động vật

Cơm cháy nồi đồng

Dân, người bạn thân của tôi từ thời học trung học, mấy chục năm ở nước ngoài đến giờ mới “chịu” về thăm quê cha đất tổ. Muốn mời bạn một bữa cơm gia đình cho thân tình thay vì mời ăn ở nhà hàng, nên hỏi bạn “nhớ” món ăn gì của Việt Nam mà lâu nay chưa có dịp “gặp” lại, bạn cũng thân tình trả lời: “Trong bảng thực đơn hưởng thụ của mình chỉ còn thiếu một miếng cơm cháy quê nhà, mà cơm cháy nấu bằng nồi đồng mới đúng điệu”. Ôi, cái thèm của bạn hết sức chân thành, hết sức khiêm tốn, hết sức dễ thương nhưng nghĩ lại thì hết sức khó thực hiện, vì thời buổi này tìm đâu ra chiếc nồi đồng để nấu cơm cháy đãi bạn, mà dẫu có đến nhà hàng thì cũng chỉ là “cơm niêu Việt Nam” ! Ngày xưa, cái thời nấu cơm bằng nồi đất rồi đến nồi đồng, cơm cháy là miếng ăn vương giả của con nhà nghèo, của những người thiếu ăn. Đong gạo đổ vào nồi - buổi trưa chỉ đủ cho cả gia đình ăn, buổi chiều dư ra một chút cho phần cơm nguội sáng mai, vo bằng nước giếng, canh sao mực nước trong nồi vừa đủ...

Ốc len xào dừa

Ốc Len ở ngoài Bắc không thấy có còn ở trong Nam cũng ít thấy và chỉ gặp được theo mùa. Ốc len (một số người thường gọi là ốc leng) trong khá giống với ốc vặn ngoài Bắc, nhưng to hơn nhiều, và thường được chế biến cùng với sữa, cốt dừa, sả, ớt… làm thành món ốc len xào dừa nổi tiếng. Món này có vị ngọt, béo, thơm mùi sữa, dừa, là một   món ngon dễ làm . Có điều Bí Ngô không hiểu tại sao là gọi là “xào dừa” trong khi về phương pháp chế biến thì món này gần với nấu, ninh, hầm hơn. Thôi thì cũng theo cách gọi quen thuộc được nhiều người dùng vậy. »  Ốc nấu chuối đậu »  Sò huyết rang me »  Sò huyết Tứ Xuyên NGUYÊN LIỆU Ốc len: 1 kg Dừa nạo: 0,5 kg, bóp lấy một bát con nước cốt đặc để riêng, và khoảng 1,5 nước loãng (nước dão) Sả: 3 củ, một củ đập dập + băm nhuyễn, 2 củ đập dập, cắt khúc dài. Ớt xay: 0,5 thìa Rau răm: thái nhỏ Muối: 1thìa Sữa đặc: nửa hộp Bột nghệ: 1 thìa cà phê Dầu ăn: 2 thìa Ốc len xào dừa

Thực phổ bách thiên (Phần 5) Các món lươn - cá

29 – Vi Cá Tao Vi dầm, luộc nở, phiếu trong, mềm Mỡ, tỏi, tiêu, xào, nước mắm nêm, Chả, thịt, măng, dừa, đều xắc rối, Gà tơ tước nhỏ, nước hầm thêm. 30 – Nấu Lòng Bóng Lòng bóng rang phồng bởi rượu thoa, Phiếu rồi mỡ tỏi phải tao qua, Tiêu, hành, nước mắm, tôm ba oản, Chả, thịt, măng, thêm xắc bỏ pha. 31 - Nấu Hải Sâm Thoa vôi luộc kỹ, hải sâm mềm, Gọt ruột, da, rồi phiếu một đêm, Mỡ, tỏi, tao cùng tiêu, nước mắm, Thịt, tôm, măng, chả, bỏ lần thêm. 32 - Nấu Bào Ngư – Cửu Khổng Bào Ngư, Cửu Khổng nấu như nhau, Cách vật hòa nêm cũng một màu, Yếu tại sạch trong làm chủ trước, Tứ khôn, tay khéo hòa thêm sau. 33 - Cá Ngừ Kho Với Thịt Cá Ngừ cắt lát phải hơi dày, Thịt xắt thêm vào nữa cũng hay, Muối với tiêu, đường, cùng vỏ ớt, Nước ngang, kho rặc, nhuống liền tay. 34 - Cá Ngứa Kho Rim Cá Ngứa kho rim muốn để lâu, Muối rang, tiêu, ớt, bỏ vừa màu. Đường, thêm mía lót, không lo sít, Lửa phải riu riu chớ vội mau. ...

Sườn heo nướng muối ớt

Nó: _ Ngon không chịu được! Là lời mà các tay bợm nhậu cũng như không phải bợm nhậu phải thốt lên khi được thưởng thức   món sườn heo nướng muối ớt . Sườn heo nướng muối ớt là một món ăn ngon , mà, “gọi” bia vô cùng. Cái vị ngọt của thịt được kết hợp với vị cay của ớt, vị đậm vừa của gia vị tạo thành một bản hòa tấu dữ dội mà đam mê. Cái cảm giác cay ở đầu lưỡi nhanh chóng lan tỏa ra khắp vòm họng, xâm chiếm mọi thớ thịt, đường gân. Để rồi vội vàng, kẻ ham ăn, ưa nhậu đưa ly bia lạnh lên làm một hơi, nhẹ thì nửa cốc mà mê quá thì cạn luôn. Để rồi cái cay – nóng, kết hợp cùng với cái lạnh – buốt một lần nữa len lỏi vào mọi ngóc ngách của cảm xúc, khơi dậy đam mê. Kẻ thực khách lúc ấy chỉ có thể nhìn sang bạn nhậu mà tròn mắt, mà không tin được trên đời lại có món ăn ngon như vậy. Trong suốt gần mười năm lang thang khắp chốn, sống cuộc đời của kẻ lang thang, gặp gỡ những kẻ lãng du khác, ở một nơi nào đó, cùng ngồi với nhau trên một bàn nhậu, cùng thưởng thức một món ngon ...

Cà niễng: Món ngon mang hương vị đồng quê Ninh Bình

Cầm miếng cháy cuộn tròn lại như cái chuôi dao, gắp vài con cà niễng làm "nhân" khẽ cắn và đủng đỉnh mà nhai, mới cảm thấy cái hương vị đồng quê sao mà đậm đà thấm thía vậy...  »   Các nhà văn nói chuyện... ăn »  Năm Vố »  Tản mạn về ba khía Vùng đồng chiêm trũng Ninh Bình, những làng được trời ban cho thêm một cánh đồng cao - thường được gọi là cánh gò đống, chuyên trồng ngô, đậu, lạc, khoai, còn phía dưới là đồng sâu, có nhiều cỏ năn, có lác, đấy là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loại "đặc sản" đồng quê, trong đó có cà cuống , cà niễng (có nơi gọi là niềng niễng).   Hình như những gò bãi trồng mầu ở trên đã góp phần làm giàu thêm "môi trường" nơi ruộng trũng, đồng sâu ngay bên cạnh bãi gò - chất dinh dưỡng của ngô, đậu, lạc, khoai - nên cà cuống thường cho chất cay hơn, cà niễng thì cho vị bùi ngậy hơn.  Đọc sử, ngày xưa, trong các "vật phẩm" của nước ta mang sang cống các vua thời phong kiến Trung Quốc, trong đó có cà cuố...