Chuyển đến nội dung chính

Dụng cụ làm bánh 3: Các loại khuôn

Bánh Việt truyền thống có rất nhiều loại được gói bằng lá và không có khuôn như: bánh gai, bánh cốm, bánh nếp, bánh tẻ… Một số lại có như: bánh chưng, bánh nướng, bánh dẻo…

Khuôn là một trong những dụng cụ không thể thiếu thiếu khi làm bánh, nhất là với các loại bánh Âu.

Khuôn bánh muffin/cupcake

Khuôn bánh muffin/cupcake

Có khuôn ở dạng rời, cũng có loại khuôn liền với nhiều lỗ. Chất liệu khá đa dạng: gỗ, silicone, kim loại.

Khuôn có thể có đường kính nhỏ 3 – 4 cm, cũng có loại đường kính lên tới cả chục cm. Tốt nhất là chúng ta nên chọn loại cơ bản với đường kính 5 – 7 cm, một khay có 10 – 12 lỗ, làm một mẻ bánh là vừa xinh.

Một điểm lưu ý là với một số khuôn dạng khay, và chúng ta đưa cả khay vào lò nướng thì trước khi mua các bạn no đo kích thước bên trong lò nướng trước khi mua khuôn để tránh trường hợp mua về lại không vừa.

Trên thị trường hiện nay có bán khá nhiều loại cup giấy khá đẹp và tiện lợi. Khi mua loại này các bạn nên chọn loại bằng bìa cứng, khi nướng sẽ giúp định hình bánh, không méo mó trong quá trình nướng.

Khuôn bánh ngọt (cake pans)

Khuôn bánh ngọt (cake pans)


Được dùng cho các loại bánh bông lan/ ga – tô. Thường có loại hình vuông và tròn với đường kính, kích thước khác nhau: 15 cm, 20 cm, lớn hơn thì có 22 cm, 25 cm, 28 cm… Nói chung là các bạn cứ chọn 1 cái 20 cm trước rồi từ từ sắm thêm khi có nhu cầu.

Bạn nào “nhà có điều kiện” thì có thể sắm thêm khuôn hình các con vật, nhà cửa…

Ngoài ra khuôn bánh ngọt còn phân loại làm khuôn đáy liền và đáy rời. Khuôn đáy rời thì đắt hơn, nhưng có ưu điểm là khi lấy bánh ra cũng dễ dàng hơn.

Một điểm ít bạn lưu ý là khuôn bánh màu sẫm thường có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nên khi nướng bánh phải để ý, mức nhiệt nên để thấp hơn khuôn sáng màu khoảng 10 độ C. Nếu không canh cẩn thận là bánh có thể bị cháy.

Khuôn tube

Có cấu tạo là một ống trụ tròn ở giữa khuôn. Mục đích là giúp nhiệt lan tới cả trung tâm của bánh, giúp bánh chín nhanh và nở đều hơn. Khuôn Tube có 2 loại phổ biến.

Bundt Pan: Dùng để nướng Bundt Cake – là các loại bánh nhiều chất béo như: butter cake, pound cake.
Khuôn bánh tube


Angel Food Cake Pan: thường được dùng làm các loại bánh bông: mềm, nhẹ. Loại khuôn này không có chống dính để bánh có thể “ăn” vào khuôn và “bám” lên cao hơn trong quá trình nướng.
Angel Food Cake Pan


Sau khi nướng bánh người ta thường úp ngược khuôn, để nguội hẳn rồi mới lấy bánh ra để bánh không bị xẹp xuống.

Khuôn làm bánh Savarin Pan

Angel Food Cake Pan đôi khi bị nhầm với Savarin Pan – là một loại khuôn được dùng để làm bánh savarin, bánh kem, mousse… cũng có lỗ ở giữa nhưng lỗ thường to, khuôn cũng thấp hơn.

Khuôn làm bánh Savarin Pan


Khuôn bánh mì

Khuôn bánh mì


Thường được sử dụng để làm bánh mì gối, pound cake. Tùy theo nhu cầu mà các bạn mua các loại khuôn to, nhỏ khác nhau.

Khuôn Pie/Tart
Khuôn bánh Pie/Tart


Thường có dạng là những đĩa tròn và thấp, đường kính ngoài 20 cm và cao 3 – 4 cm.
Khuôn Pie/Tart


Khuôn bánh Tart thì thường là đáy rời, viền lượng sóng, và thành thì thấp hơn so với khuôn bánh pie. Ngoài dạng hình tron thì còn có khuôn hình tam giác, vuông.

Khay nướng bánh hình chữ nhật
Khay nướng bánh hình chữ nhật

Thường được sử dụng để nướng các loại bánh qui, su kem…

Mousse ring
Khuôn bánhMousse ring


Thực chất là các khuôn kim loại tròn, thường dùng cho các loại bánh mousse, tiramisu… Sau khi bánh thành hình người ta sẽ gỡ khuôn ra dễ dàng hơn.

Mousse có nhiều kích thước, đường kính khác nhau từ 5 – 23 cm.

Ramekin
Khuôn bánh Ramekin


Các khuôn này thường nhỏ, được sử dụng để làm Flan, caramel, souffle.

Khuôn petit fours

Khuôn bánh petit fours

Dùng chung cho các loại bánh tráng miệng nhỏ (financiers, mini tarlets…)

Khuôn Brioche
Khuôn bánh Brioche

Chuyên cho việc làm bánh mì Brioche – một loại bánh mỳ của Pháp. Khuôn có đáy hẹp, miệng loe, và thành khuôn khá cao.

Khuôn Baguette
Khuôn bánh Baguette


Để làm bánh mỳ Baguette

Khuôn Madeleine
Khuôn bánh Madeleine


Dành cho các loại bánh sponge cỡ nhỏ, thưởng ở dạng khay với 8 – 12 bánh có hình dáng giống như vỏ sò.

Bánh Ma – đơ – len (Madeleine) thơm vị bơ với với nhiều mùi hương khác nhau: hạnh nhân, cam, chanh.

Ở trên chỉ là các khuôn bánh cơ bản. Ẩm thực nói chung và nghệ thuật làm bánh nói riêng rất rông lớn. Khi làm tới các loại bánh ngon khác sẽ có yêu câu khác nhau về khuôn và nguyên phụ liệu. Chúng ta cứ từ từ mà tìm hiểu và hoàn thiện thôi, phải không cá bạn !?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sinh tố chuối - nha đam - sữa chua

Sinh tố chuối - nha đam - sữa chua thanh mát rất hợp với những ngày hè nắng nóng. NGUYÊN LIỆU - Chuối: 3 quả - Nha đam: 40 gr - Sữa chua: 2 hộp - Đường: 1 thìa canh - Đá bào: 250 gr CÁCH LÀM - Chuối bóc bỏ vỏ, cắt lát. - Nha đam rửa sạch, gỏ bỏ vỏ sanh bên ngoài. Phần thịt nha đam cắt hạt lựu, trần qua nước sôi. - Cho chuối, nha đạp, sữa chua, đường, đá bào vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. - Dọn sinh tố ra ly và thưởng thức. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm Sinh tố chuối - nha đam - sữa chua !

Nem Hồng Kông

Nem Hồng Kông cũng gần tương tự như nem hải sản. Nem có vỏ giòn, nhân mềm, thơm mùi thủy sản, có vị ngọt, béo ngậy của sốt. »  Tôm hấp lá sen »  Bào ngư xào nấm »  Khâu nhục Quảng Đông NGUYÊN LIỆU - Lá bánh Hồng Kông: 20 cái - Mực tươi: 70 gr - Thịt cua: 50 gr - Tôm nõn: 70 gr - Trứng gà: 2 quả - Bột cà mỳ trắng: 150 gr - Sốt mayone: 100 gr - Nấm tươi: 50 gr - Hành tây: 50 gr - Hạt tiêu: 5 gr - Muối gia vị: 2 gr - Dầu ăn: 1 lít Nem Hồng Kông

Chả hấp chay

Chả hấp chay sẽ mang đến cho các bạn một món ăn thanh đạm nhưng rất ngon miệng, lại giàu dinh dưỡng. NGUYÊN LIỆU - Đậu trắng: 2 bìa - Nấm hương - Mộc nhĩ - Củ năng - Cà rốt - Tỏi tây - Ớt - Bún tàu - Chao - Bột năng - Dầu điều - Dầu ăn - Hạt tiêu xay - Đường CÁCH LÀM - Đậu hũ các bạn trụng qua nước sôi trong khoảng 3 phút, sau đó vớt ra vắt ráo rồi cho vào cối quết nhuyễn. - Chao cho vào bát con, tán nhuyễn. - Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi đem xắt sợi. - Củ năng cắt hạt lựu nhỏ, vắt bỏ nước. - Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, cắt bở chân rồi đem cắt sợi. - Ớt sừng bỏ hạt, thái lát. - Bún tàu ngâm nở rồi đem cắt khúc ngắn (1 cm). - Tỏi tây lấy phần cọng trắng, cắt nhỏ rồi phi thơm với dầu ăn. - Trộn đều nấm hương và mộc nhĩ với 1/2 tiêu xay. Tiếp đó cho đậu hũ vào trộn chung cùng với các loại rau củ và tỏi tây đã phi thơm. Nêm: 1 thìa chao + 1 thìa bột bắp + 1 thìa đường + 1 thìa cà phê bột ngọt, trộn đều. - Thoa 1 lớp dầu ăn vào đáy bát, cho phần nhân đã chuẩn bị ở trên vào, ép chặt. Cho chả...